Tìm hiểu về Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông

Vì sao bạn phải làm quen với Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông trước khi được tiếp cận chuyên sâu về hệ thống truyền thông, kỹ thuật điện tử số hay là xử lý tín hiệu? Hôm nay, E-PTIT sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé. Tất nhiên, mỗi cơ sở đào tạo sẽ có những cách triển khai kiến thức khác nhau, nên bài viết chỉ có thể đưa ra thông tin cơ bản, bao quát nhất mà thôi.

1. Tại sao phải học Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông?

nhap mon ky thuat dien tu vien thong
Nhập môn thường là những môn học cung cấp kiến thức tổng quan về lịch sử, thông tin, khái niệm cơ bản và mục đích của ngành đào tạo cho sinh viên ngay từ các buổi học đầu tiên.

Thực chất, không chỉ có những bạn theo đuổi ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông mới cần phải trải qua lớp học Nhập môn, mà hầu hết tất cả các bạn tân sinh viên của nhiều khối ngành khác nhau đều sẽ phải tham dự môn học này. Vậy Nhập môn là gì?

Nhập môn thường là những môn học cung cấp kiến thức tổng quan về lịch sử, thông tin, khái niệm cơ bản và mục đích của ngành đào tạo cho sinh viên ngay từ các buổi học đầu tiên.

Quan trọng hơn cả, trong khoảng thời gian học lớp Nhập môn, bạn sẽ có cơ hội được trang bị những kỹ năng, tri thức trực tiếp liên quan đến nghề nghiệp sau này. Để từ đó, bạn tự đánh giá và xem xét lại một lần nữa quyết định lựa chọn ngành học của bản thân là đúng hay sai.

Bằng việc áp dụng kiến thức cơ bản trong Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông, bạn sẽ biết cách ứng dụng những kỹ năng cần thiết để giải quyết các môn học chuyên ngành hiệu quả hơn và lấy đó làm nền tảng để phát triển sự nghiệp trong tương lai.

>> Xem thêm: Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông học gì, làm gì?

2. Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông học những gì?

nhap mon ky thuat dien tu vien thong
Phần lớn nội dung trong Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông sẽ đề cập tới các khái niệm, lý thuyết cơ bản về khoa học máy tính, kỹ thuật điện và kỹ thuật truyền thông.

Đây là một nhánh liên quan đến việc sử dụng các thiết bị điện tử để truyền và nhận thông tin trên khoảng cách xa. Do vậy, phần lớn nội dung trong Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông sẽ đề cập tới các khái niệm, lý thuyết cơ bản về khoa học máy tính, kỹ thuật điện và kỹ thuật truyền thông.

Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian này bạn cũng sẽ được các thầy cô chú trọng đào tạo những kỹ năng mềm như là: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,…hay là các tiêu chí liên quan đến mặt đạo đức nghề nghiệp.

Những yếu tố đó tuy không có mối liên hệ trực tiếp với ngành Điện tử viễn thông, thế nhưng nếu bạn có thể hoàn thiện bộ kỹ năng ấy càng sớm thì cơ hội nhận được các lời mời làm việc hấp dẫn lại càng đến gần hơn.

Ngoài ra, những môn học đầu tiên của lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử viễn thông thường bao gồm cả kiến thức Toán học và Vật lý. Đây là những nội dung cơ bản, sát sườn và vô cùng quan trọng đối với tất cả các bạn sinh viên theo học nhóm ngành này. Trong đó, Vật lý là một môn học bắt buộc, không thể thiếu, vì nó giúp bạn có thêm hiểu biết về nguyên tắc hoạt động của nhiều thiết bị điện tử ngày nay.

>> Xem thêm: Sự thật học kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc?

3. Nên theo học Kỹ thuật Điện tử viễn thông ở đâu?

nhap mon ky thuat dien tu vien thong
Phạm vi của Kỹ thuật Điện tử viễn thông đang không ngừng mở rộng cùng với sự nâng cấp của nhiều công nghệ mới tiên tiến hơn.

Phạm vi của Kỹ thuật Điện tử viễn thông đang không ngừng mở rộng cùng với sự nâng cấp của nhiều công nghệ mới tiên tiến hơn. Trong số đó, mọi người không thể không nhắc tới những đóng góp đáng kể của cả thầy và trò Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông suốt nhiều năm qua.

Chính vì nhận thức được tầm quan trọng ấy, Học viện đã quyết định mở thêm chương trình đào tạo đại học từ xa, nhằm mục đích cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đặc biệt, với lĩnh vực thế mạnh như là Kỹ thuật Điện tử viễn thông, trường rất hy vọng nhờ những video bài giảng đầy thiết thực, hấp dẫn, các bạn học viên sẽ trải nghiệm được nhiều kiến thức bổ ích và tự tin hơn khi ra nghề sau này.

Thêm vào đó, khi đăng ký theo học tại hệ từ xa của trường, bạn còn nhận được cơ hội làm quen với bộ môn Tiếng Nhật trong mười bốn tín chỉ học phần tự chọn. Sau khi hoàn thành, học viên sẽ có trình độ tương đương ở mức N4. Nếu bạn có ý định làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản thì đây sẽ là một điểm cộng rất lớn đó.

Vì thế, bạn hãy để lại liên hệ ngay để được các thầy cô giải đáp chi tiết hơn những thông tin về Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông và cơ hội nghề nghiệp sau này nhé!

>> Xem thêm: Kỹ sư điện tử viễn thông hệ từ xa có gì đặc biệt?

4. Kết luận

Mong rằng, thông qua bài viết Nhập môn Kỹ thuật Điện tử viễn thông bạn đã bổ sung được cho bản thân thêm nhiều kiến thức hay ho. Dù cho là ở bất kỳ bộ môn nào, bạn cũng hãy nghiêm túc, nhiệt huyết và quyết tâm dành điểm số thật cao nhé! Chúc bạn nhiều may mắn trên con đường học tập và sự nghiệp trong tương lai phía trước!

Nguồn: hutech.edu.vn, daotao.ptit.edu.vn, science-technology.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT là viết tắt của gì: Định nghĩa về Internet vạn vật

Internet vạn vật (IoT) được coi là một trong những cuộc cách mạng công nghệ lớn nhất của thế kỷ 21. Với khả năng...

Công nghệ iot là gì? Ứng dụng thông minh của Internet of Things trong đời sống

Internet of Things (IoT) đã và đang biến đổi cách chúng ta sống và làm việc hàng ngày. Với khả năng kết nối hàng...

Triển vọng phát triển ngành vi mạch điện tử tại Việt Nam hiện nay

Liệu nước ta có thể lặp lại câu chuyện thành công của các "con rồng châu Á" trong lĩnh vực sản xuất vi mạch?...

Thiết kế vi mạch là gì? Học ở đâu, cơ hội việc làm ra sao?

Trong thời đại số, các thiết bị điện tử trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu ngày...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!