Quản trị nguồn nhân lực là gì? Mục tiêu, y nghĩa và chức năng

Quản trị nguồn nhân lực là gì? Những mục tiêu và chức năng chính của quản trị nhân lực bạn cần đạt được? Một số mô hình về quản trị nhân lực phổ biến, thường xuyên được áp dụng hiện nay là gì? Hãy cùng PTIT đi vào tìm hiểu những nội dung trên ở bài viết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa quản trị nguồn nhân lực

quan tri nguon nhan luc la gi

Nhân lực là những tiềm năng và khả năng của con người để thực hiện các công việc, nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nhân lực bao gồm cả về trí lực và thể lực của mỗi người.

Trí lực là chất xám, là khả năng tư duy, suy nghĩ, tiếp thu các kiến thức hữu ích cho công việc,… Thể lực là chỉ về thể trạng, sức khỏe, khả năng chống lại bệnh tật. Khi bạn có đủ cả 2 yếu tố trên thì hiệu quả làm việc của bạn sẽ rất tốt.

Vậy nguồn khái niệm nguồn nhân lực là những tập hợp các nguồn nhân lực tham gia và đóng góp vào hoạt động của tổ chức.

Vậy quản trị nguồn nhân lực là gì? Là những hoạt động liên quan đến quản lý con người, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa nhân viên với tổ chức. Cụ thể hơn đó là hoạch định, thực hiện và kiểm soát kế hoạch nhằm sử dụng nguồn lực của tổ chức một cách hiệu quả nhất.

Quản trị nguồn nhân lực bao gồm cả việc giải quyết vấn đề về đào tạo, phúc lợi, lương thưởng để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả. Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu, chiến lược của công ty.

Xem thêm: Quản trị kinh doanh thi khối nào?

2. Một số mục tiêu quan trọng cần đạt được của quản trị nguồn nhân lực

quan tri nguon nhan luc la gi

Mục tiêu cần đạt được của quản trị nguồn nhân lực là gì? Là quản lý tốt nhân sự công ty, đảm bảo từng cá nhân, từng bộ phận làm việc theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Giải quyết hiệu quả một số vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực có thể được chia làm 4 mục tiêu lớn như sau:

  • Mục tiêu về chức năng: Hoàn thành mọi công việc liên quan đến nhân viên trong công ty. Ví dụ như bạn giải quyết các vấn đề của từng nhân viên, thường xuyên đào tạo, đưa ra lời khuyên hữu ích, khuyến khích họ toàn tâm toàn ý cống hiến và phục vụ công ty.
  • Mục tiêu của tổ chức: Giúp công ty sử dụng hiệu quả các nguồn lực về con người, khai thác nhân tài, tạo điều kiện giúp họ phát huy hết năng lực của mình. Từ đó, giúp công ty đạt được các mục tiêu chiến lược một cách tốt nhất và tiết kiệm nguồn lực nhất.
  • Mục tiêu của các cá nhân trong công ty: Đảm bảo mọi nhân viên đều nhận được những lợi ích, kỹ năng, kinh nghiệm, khuyến khích họ thể hiện khả năng trong công việc. Ngoài ra, đảm bảo rằng ai cũng đều có cơ hội được khen thưởng và thăng tiến trong công việc nếu hoạt thành tốt công việc.
  • Mục tiêu về phát triển xã hội: Đưa ra phương án và thực hiện những kế hoạch đào tạo nhằm giúp nhân viên ý thức được trách nhiệm, góp phần đưa xã hội ngày càng phát triển. Ngoài ra, bình đẳng về công việc phải được tạo ra cho tất cả mọi người, giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.

Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là quản lý tốt nhân sự, đảm bảo nhân sự làm việc theo đúng kế hoạch

Xem thêm: Review về ngành quản trị kinh doanh

3. Một số chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực

quan tri nguon nhan luc la gi

Một số chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực gồm:

3.1. Thu hút nguồn nhân lực

Để thực hiện tốt vai trò này, cần đảm bảo đủ số lượng cán bộ cần thiết có chuyên môn và kỹ năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh theo chiến lược ngắn và dài hạn của công ty.

Với nhóm chức năng của quản trị nguồn nhân lực cần thực hiện những công việc sau:

  • Dự báo, lập kế hoạch về nguồn nhân lực cụ thể.
  • Phân tích và đánh giá từng công việc.
  • Tuyển dụng nhân sự.
  • Thực hiện lưu giữ, xử lý các thông tin về nguồn lao động.

Xem thêm: Con gái có nên học quản trị kinh doanh không?

3.2. Đào tạo nguồn nhân lực

quan tri nguon nhan luc la gi

Chức năng đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện thông qua việc tổ chức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân viên nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, năng lực nhằm phát huy hết khả năng của họ. Nhờ đó, tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty.

Những việc giúp đảm bảo chức năng đào tạo nguồn nhân lực gồm có:

  • Tạo ra hoạt động định hướng cụ thể.
  • Huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của công ty.
  • Cập nhật những kiến thức mới và hữu ích cho công việc.
  • Hướng tới các hoạt động phát triển nghề nghiệp.

Xem thêm: Giới thiệu về ngành quản trị kinh doanh

3.3. Duy trì sự ổn định của nguồn nhân lực trong công ty

Duy trì nguồn nhân lực là sự tập trung vào việc tổ chức, sắp xếp nhân viên để họ phát huy tối đa khả năng của mình và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này. Ngoài ra, việc làm này còn giúp nhân viên gắn bó lâu dài với công ty.

Các hoạt động chính nhằm thực hiện các chức năng này gồm:

  • Thường xuyên động viên, khuyến khích nhân viên.
  • Đánh giá hiệu quả công việc một cách chính xác, công bằng.
  • Trả lương, tổ chức khen thưởng phù hợp với những nhân viên hoàn thành tốt công việc.

Như chúng ta vừa tìm hiểu, quản trị nguồn nhân lực có rất nhiều chức năng cần phải thực hiện, các chức năng này đòi hỏi người quản trị cần phải có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đủ nhiều để thực hiện tốt việc quản trị nguồn nhân lực.

Hiện nay, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đã và đang tổ chức, đào tạo Ngành học quản trị kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu, chức năng của một nhà quản trị nguồn nhân lực giỏi. Ngoài ra, bạn có thể học với hình thức đào tạo trực tuyến, bạn hoàn toàn có thể học mọi lúc, mọi nơi giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình học tập.

Hình thức đào tạo này phù hợp với những người muốn học quản trị kinh doanh nhưng không có đủ điều kiện học, người vừa học vừa làm, người muốn có thêm một văn bằng nữa để đáp ứng công việc,… Văn bằng sau khi đào tạo có tính pháp lý, được nhà nước công nhận và có giá trị tương đương với bằng chính quy.

Xem thêm: Các ngành nghề phát triển trong tương lai

4. Một số mô hình quản trị nhân lực phổ biến, thường xuyên được áp dụng

quan tri nguon nhan luc la gi

Tùy thuộc vào điều kiện, quy mô của doanh nghiệp sẽ áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp sao cho phù hợp. Dưới đây là những mô hình quản trị nhân lực phổ biến, thường xuyên được nhiều công ty áp dụng:

4.1. Mô hình quản trị nguồn nhân lực kiểu thư ký

Đối với những doanh nghiệp áp dụng mô hình này, việc quản trị nguồn nhân lực được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin, báo cáo, xử lý số liệu trong công ty. Căn cứ và những quy định, quy chế của giám đốc đưa ra, nhà quản trị nhân sự (HR) thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến nhân sự trong công ty.

Mô hình quản trị nguồn nhân lực này có một nhược điểm đó là vai trò của nhà quản trị nguồn nhân lực sẽ bị hạn chế, khiến HR sẽ bị động trong công việc.

Xem thêm: Các trường đào tạo quản trị kinh doanh ở Hà Nội

4.2. Mô hình quản trị nguồn nhân lực kiểu luật pháp

Mô hình quản trị nguồn nhân lực này chú trọng sự rõ ràng, minh bạch, tuân thủ pháp luật nhằm hạn chế những xung đột lao động, vướng mắc trong pháp lý, chế độ đãi ngộ,…
Những công ty áp dụng mô hình là những công ty dễ xảy ra những tranh chấp trong quan hệ với người lao động, những công ty có yếu tố nước ngoài.

4.3. Mô hình quản trị nguồn nhân lực kiểu quản trị

Mô hình này thường được áp dụng theo 2 cách cơ bản sau:

  • Cách thứ nhất là để những quản lý hiểu, chia sẻ các mục tiêu, giá trị và đồng thời làm việc với các nhà quản trị tuyến trên để tìm giải pháp cho các vấn đề của công ty đang mắc phải.
  • Cách thứ hai là nhận sự của bộ phận quản trị nhân sự sẽ giữ vai trò huấn luyện, đào tạo chức năng quản lý nhân sự như tuyển dụng, trả lương, khen thưởng nhân viên.

4.4. Mô hình quản lý nguồn nhân lực theo kiểu nhân văn

Ở các công ty áp dụng mô hình quản lý nhân sự kiểu này, tinh thần và trách nhiệm của nhân viên là yếu tố quyết định giúp tăng năng suất và sự phát triển của công ty. Bộ phận HR sẽ tạo điều kiện, giúp đỡ nhân viên thể hiện hết tiềm năng và giá trị của họ.

Những quản lý sẵn sàng thấu hiểu, chia sẻ với các nhân viên của công ty, thay mặt giám đốc tổ chức thực hiện các trương trình nhằm phát triển năng lực, cải thiện môi trường làm việc cho toàn thể nhân viên công ty.

Xem thêm: TOP trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh TPHCM

4.5. Mô hình quản lý nguồn nhân lực theo kiểu khoa học hành vi

Mục đích của mô hình này là tiếp cận một cách khoa học các hành vi của người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý. Mô hình này được áp dụng trong hầu hết các hoạt động: đánh giá, khen thưởng, thiết kế mô hình công việc phù hợp, đào tạo nhân viên,…

Xem thêm: Các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài chia sẻ về Quản trị nguồn nhân lực là gì? Mục tiêu, y nghĩa và chức năng của quản lý nguồn nhân lực đối với công ty. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra một số mô hình quản lý nguồn nhân lực phổ biến, thường xuyên được các công ty áp dụng hiện nay. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng ngần ngại bình luận phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn tham khảo:
fast.com.vn
www.pace.edu.vn
bcvt.edu.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....

Hệ thống IoT là gì? Những đặc trưng của hệ thống IoT mà bạn nên biết

Trong kỷ nguyên số, Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Để bắt kịp xu hướng và nắm bắt...

IoT viết tắt của từ gì, có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

IoT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!