Quản trị kinh doanh là ngành học mà nhiều người gọi vui là ngành đào tạo làm sếp. Bởi những học phần lý thuyết của ngành này bổ trợ cho các bạn sinh viên những kỹ năng về quản lý và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau vẻ hào nhoáng đó là những góc khuất tâm sự của ngành quản trị kinh doanh mà không phải ai cũng biết.
1. Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Trước khi tìm hiểu về những góc khuất tâm sự ngành quản trị kinh doanh, bạn cần biết ngành quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh là ngành học được giảng dạy tại bậc đại học. Sinh viên theo học ngành này sẽ được tiếp thu các kiến thức về việc quản lý, quản trị các hoạt động bên trong một doanh nghiệp. Mọi hoạt động kinh doanh, mua bán, truyền thông cho đến nhân sự của doanh nghiệp đều cần có sự điều hành và quản lý. Đây là những công việc đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh.
Ngoài ra, quản trị kinh doanh còn là quá trình điều hành và quản lý các hoạt động của con người, kết hợp những nỗ lực của con người với các yếu tố liên quan tới quá trình sản xuất để đạt được những mục tiêu do doanh nghiệp đặt ra và cả những mục tiêu cá nhân. Vậy nên bạn cũng được đào tạo các kỹ năng liên quan đến hoạt động xây dựng chiến lược, tổ chức và điều hành doanh nghiệp để phục vụ cho các mục đích trên.
Tìm hiểu thêm: Học ngành quản trị kinh doanh sau này làm gì?
2. Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh
Với những kiến thức được đào tạo trong môi trường đại học, sinh viên ngành quản trị kinh doanh có nhiều cơ hội làm việc tại các vị trí doanh nghiệp và tổ chức chính phủ.
Đối với những mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn có thể trở thành nhân viên tại các phòng ban liên quan như phòng kinh doanh, phòng truyền thông, phòng tài chính và phòng kế hoạch. Tại đây, bạn vận dụng kiến thức mà mình học được từ trên trường để làm các công việc như nhân viên hỗ trợ khách hàng, nhân viên truyền thông, nhân viên quản lý tài chính, nhân viên xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp. Khi đã tích luỹ được một lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm dồi dào, bạn sẽ dễ dàng thăng tiến lên các cấp bậc cao hơn như vị trí quản lý, giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc truyền thông.
Đối với các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ, bạn cũng có thể tham gia vào các dự án kinh doanh hoặc trở thành quản lý dự án nếu có đủ các kỹ năng và chuyên môn cho vị trí. Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội làm việc trong các ban, ngành, cơ quan xã, phường hoặc cấp thành phố khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh.
Tìm hiểu thêm: Ngành quản trị kinh doanh gồm những môn nào?
3. Những đặc điểm tính cách phù hợp với ngành quản trị kinh doanh
Để trở thành một sinh viên quản trị kinh doanh tài năng, bạn cần có những tố chất như:
3.1 Yêu thích kinh doanh
Mua sắm hàng hoá, trao đổi với khách hàng, rao bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng, tìm hiểu xu hướng mua sắm của người dùng là một trong những hoạt động mà những nhân viên kinh doanh cần làm và doanh nghiệp hiện nay đang làm. Nhưng những công việc này vô cùng nặng nhọc và đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo của người bán, nếu bạn có niềm yêu thích kinh doanh, không ngại khó thì quản trị kinh doanh là một vùng đất rộng lớn cho bạn thỏa sức phát triển.
3.2 Thích làm việc với những con số
Nói đến kinh doanh thì không thể tránh những con số. Kể cả các hoạt động quản lý, quản trị doanh nghiệp cũng yêu cầu bạn cần có kiến thức và khả năng đọc hiểu các báo cáo tài chính. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy thích thú khi làm việc với những con số, yêu thích sự rạch ròi với những phép tính cộng, trừ thì bạn sẽ không cảm thấy chán nản và mệt mỏi với những số liệu khô khan trong các báo cáo tài chính.
3.2 Có một tư duy nhạy bén
Hàng ngày, doanh nghiệp hay tổ chức nơi bạn làm việc có rất nhiều vấn đề xảy ra yêu cầu bạn phải xử lý nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vậy nên bạn cần có một tư duy nhạy bén để phát hiện, xử lý và khắc phục nhanh các vấn đề. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đánh giá các vấn đề dưới góc nhìn thực tế và đưa ra các biện pháp xử lý một cách phù hợp để hạn chế mức rủi ro thấp nhất có thể cho doanh nghiệp.
3.3 Có khả năng giao tiếp tốt
Bên cạnh những tố chất về tư duy nhạy bén và khả năng về con số, bạn còn phải có khả năng giao tiếp tốt. Vì bạn phải trao đổi các vấn đề với khách hàng, đồng nghiệp và sếp thường xuyên trong công việc nên khi sở hữu cho mình khả năng giao tiếp tốt, bạn sẽ thực hiện các công việc của mình một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.
4. Những góc khuất tâm sự ngành quản trị kinh doanh
Đây là một ngành học có cơ hội việc làm cao cho sinh viên sau khi ra trường, nhưng cũng có những góc khuất tâm sự về ngành quản trị kinh doanh mà không phải ai cũng biết.
4.1 Học về nhiều lĩnh vực
Đầu tiên, bản chất thực sự của ngành quản trị kinh doanh sẽ trang bị cho sinh viên về nhiều lĩnh vực từ văn hoá, truyền thông cho đến kinh doanh, tài chính. Bạn sẽ được học mỗi thứ một ít để nắm các thông tin cơ bản để có thể quản lý chúng.
Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm cho những sinh viên ngành quản trị kinh doanh cảm thấy mông lung và bị choáng ngợp với khối lượng khổng lồ mà họ cần tiếp thu. Nếu bạn không có định hướng công việc rõ ràng, không biết mình sẽ làm gì sau khi ra trường thì bạn sẽ bị mất phương hướng trong quá trình học tập.
4.2 Có nguy cơ làm trái ngành khi ra trường
Mặc dù được đào tạo và trang bị nhiều kiến thức đa dạng xong nhiều sinh viên ngành quản trị kinh doanh dễ bị mất phương hướng và khó tìm được một công việc đúng chuyên môn khi ra trường. Hiện nay, ít có doanh nghiệp và tổ chức tuyển dụng những sinh viên mới ra trường, còn ít kinh nghiệm cho các vị trí quản lý. Chính vì vậy mà nhiều bạn trẻ tốt nghiệp ngành này cần phải trải qua một thời gian ngắn rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình công tác thì mới có thể lên làm quản lý hoặc giám đốc trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Quản trị kinh doanh số là gì?
5. Địa chỉ học ngành quản trị kinh doanh uy tín
Bên cạnh những góc khuất tâm sự ngành quản trị kinh doanh thì quản trị kinh doanh vẫn là một ngành học đầy triển vọng đối với những người trẻ. Nếu bạn cảm thấy hứng thú và đang tìm kiếm về địa chỉ học ngành quản trị kinh doanh uy tín thì hiện nay Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một sự lựa chọn thích hợp.
Học viện được xếp hạng thứ 17 trong danh sách những trường đại học uy tín về chất lượng đào tạo đại học. Chương trình đào tạo từ xa ngành quản trị kinh doanh của Học viện được xây dựng dựa trên khung tài liệu kiến thức do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, rất phù hợp cho những đối tượng muốn học tập từ xa hoặc vừa đi học vừa đi làm.
Để tìm hiểu thêm về Chương trình đào tạo từ xa ngành quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ đào tạo từ xa, bạn có thể truy cập vào các liên kết:
Website: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ đào tạo từ xa
Hotline/Zalo: 0846 77 00 22
Email: ptit@gvcn.vn
6. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ tâm sự ngành quản trị kinh doanh và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành học làm “sếp” này.