IoT là xu hướng công nghệ bùng nổ trong những năm trở lại đây, được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều sự cải tiến cho xã hội. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của PTIT để hiểu hơn về “Thiết bị IoT là gì?”, “Chuyên ngành thiết bị IoT là gì?”.
1. Những thông tin giải đáp “Thiết bị IoT là gì?”
Nhiều bạn còn khá xa lạ với khái niệm IoT và thắc mắc thiết bị IoT là gì?
IoT (Internet of Things ) là hệ thống những thiết bị kết nối Internet có thể thu thập dữ liệu, xử lý số liệu và chia sẻ dữ liệu một cách tự động mà không cần sự hỗ trợ của con người. IoT đã và đang trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Bởi lẽ chúng hiện đại và thông minh nên có thể ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Thiết bị IoT sẽ được tích hợp công nghệ cảm biến (sensors), IoT gateways – thiết bị trung gian dùng để kết nối các cảm biến với hệ thống xử lý dữ liệu và thiết bị điều khiển (PLCs). Vai trò chính của thiết bị IoT là đảm bảo luồng thông tin giữa các phần trong hệ thống IoT được liên tục. Hiện nay thì thiết bị IoT được chia làm hai loại thuộc lĩnh vực tiêu dùng và lĩnh vực sản xuất.
Nội dung trên đây của PTIT đã giúp bạn tháo gỡ thắc mắc liên quan đến “Thiết bị IoT là gì?”. Hãy cùng tiếp tục theo dõi nội dung sau để nắm rõ những lĩnh vực thường áp dụng thiết bị IoT là gì?
2. Những lĩnh vực thường áp dụng thiết bị IoT là gì?
Hiện nay thì thiết bị IoT được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, cả trong đời sống sinh hoạt bình thường đến ứng dụng vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Sự phát triển của công nghệ đã dần giúp cho thiết bị IoT trở nên thông minh và đa dạng hơn như:
- Thiết bị sử dụng trong sinh hoạt gia đình: Bếp từ, điều hòa, máy quạt, camera quan sát, máy rửa chén, robot lau dọn, tủ lạnh, mát giặc, thiết bị cảm biến điều chỉnh nhiệt độ…
- Thiết bị đi lại: Máy bay, ô tô, xe buýt, tàu hỏa, xe đạp thông minh…
- Thiết bị sử dụng trong lĩnh vực y tế: Thiết bị đo đường huyết, thiết bị đo nhịp tim, máy đo huyết áp, máy CT, MRI…
- Thiết bị sử dụng trong công nghiệp: Thiết bị đo lường ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dây chuyền vận chuyển sản xuất tự động.
- Thiết bị dùng để rèn luyện sức khỏe: Máy chạy bộ, thiết bị đo bước chân, thiết bị đo nhịp tim, thiết bị đo khoảng cách…
- Thiết bị sử dụng trong sản xuất nông nghiệp: Thiết bị để đo độ ẩm trong đất, đo ánh sáng mặt trời, đo cảm biến nhiệt độ, hệ thống tưới tiêu tự động…
3. Một số ưu điểm không thể bỏ lỡ của thiết bị IoT
Tiết kiệm năng lượng: Thiết bị IoT giúp tối ưu được tài nguyên và năng lượng giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống mức tối ưu. Đối với các ngành công nghiệp, thiết bị IoT có thể cung cấp thông tin chính xác về hiệu suất và trình trạng của thiết bị, giúp tối ưu hóa sản xuất và sử dụng nguyên liệu.
Nâng cao sự an toàn: Những thiết bị IoT được nhà sản xuất trang bị thêm các cảm biến về âm thanh, nhiệt độ, chuyển động… Nó không chỉ theo dõi mọi hoạt động mà còn giúp người sử dụng phân tích các yếu tố xung quanh để tối ưu hóa độ mức độ an toàn.
Tự động hóa để tăng tính hiệu quả: Thiết bị IoT giúp chúng ta tạo ra môi trường số thông minh, nơi các thiết bị thông minh có thể giao tiếp và làm việc với nhau. Từ đó nâng cao tính hiệu quả cho công việc thông qua khả năng tự động hóa.
Hỗ trợ việc quản lý: Những thiết bị IoT sẽ làm vai trò thu thập dữ liệu liên tục theo như mục tiêu được thiết lập. Quá trình này giúp các công ty, doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả hơn. Ngoài ra, thiết lập việc phân tích dữ liệu và dự đoán các vấn đề sẽ diễn ra trong tương lai để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
4. Chuyên ngành hệ thống IoT là gì?
Chuyên ngành hệ thống IoT là một trong những chuyên ngành học thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Theo đó, học viên theo theo đuổi chuyên ngành IoT sẽ được trang bị khối lượng kiến thức liên quan đến mạng máy tính, lập trình, dịch vụ đám mây, thiết bị ứng dụng khoa học dữ liệu, thiết kế vi mạch bán dẫn, thiết kế & phân tích hệ thống…
Đây là một trong những chuyên ngành đang phát triển và liên tục được cập nhật kiến thức về công nghệ. Do đó khi theo đuổi ngành học này yêu cầu học viên cần dành nhiều thời gian và tâm sức cho việc học tập lẫn thực hành.
5. Triển vọng việc làm của chuyên ngành thiết bị IoT
Theo số thống kê từ Báo cáo Mordor Intelligence™ thì quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng doanh thu của thiết bị IoT năm 2024 sẽ tăng mạnh và không ngừng. Theo Ericsson, số lượng thiết bị IoT quy mô lớn dự kiến sẽ tăng gấp đôi, đạt đến con số 200 triệu đến cuối năm 2027. Đây dự đoán về tốc độ tăng trưởng nhanh chưa từng có so với các ngành nghề khác trước đó.
Các doanh nghiệp, công ty hiện đang không ngừng nỗ lực ứng dụng IoT vào quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh và quản lý của mình. Điều này góp phần rất lớn đến sự tăng trưởng trong nhu cầu nhân lực ngành IoT. Vì thế mà bạn hãy tự tin theo đuổi chuyên ngành hệ thống IoT vì cơ hội việc làm của ngành này trong những năm tiếp theo vô cùng rộng mở.
6. Học chuyên ngành hệ thống IoT uy tín ở đâu?
Trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghệ IoT được đánh giá là ngành học tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Để theo đuổi ngành học này bạn phải lựa chọn được ngôi trường đào tạo tốt để củng cố kiến thức nền tảng và tăng tỷ lệ tìm được cơ hội nghề nghiệp.
Chuyên ngành hệ thống IoT là một trong những môn học thuộc ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Bạn có thể tham khảo ngay ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT). Điểm đặc biệt hơn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã mở hệ đào tạo từ xa, tạo ra cơ hội học tập cho nhiều bạn học viên muốn theo đuổi ngành học này.
Những ưu điểm mà bạn có thể tham khảo về ngành kỹ thuật điện tử viễn thông của PTIT:
- Triển khai học 100% trực tuyến: Chương trình đào tạo này phù hợp với những bạn có nhu cầu nâng cao kiến thức nhưng không thể sắp xếp thời gian tham gia lớp học trực tiếp như chương trình đào tạo truyền thống. Mở ra cơ hội học tập cho những bạn có đam mê với ngành này.
- Bằng kỹ sư có giá trị tương đương bằng cấp truyền thống: Sau khi học viên hoàn thành xong chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ được cấp bằng kỹ sư có sự công nhận từ bộ GD&ĐT.
- Khối lượng kiến thức vững chắc: Chương trình đào tạo luôn được nhà trường quan tâm và cập nhật. Đảm bảo khối lượng kiến thức mà bạn tích lũy được khi lựa chọn chương trình học của PTIT có thể đáp ứng điều kiện tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp. Từ đây mở ra cơ hội nghề nghiệp cho những bạn theo học.
- Thời gian đào tạo chỉ từ 2 đến 4,5 năm: Thời gian học tập vô cùng linh hoạt, học viên có thể tự điều chỉnh tốc độ học linh hoạt theo đúng điều kiện và thời gian sắp xếp của mỗi người.
7. Lời kết
Bài viết trên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tổng hợp những thông tin liên quan giúp bạn giải đáp “Thiết bị IoT là gì?” “Những lĩnh vực áp dụng thiết bị IoT là gì?”.. Nếu bạn muốn lựa chọn ngôi trường đào tạo tốt chuyên ngành hệ thống IoT thì hãy lựa chọn ngay Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT). Chắc chắn với những ưu điểm mà mà chương trình đào tạo của PTIT mang lại sẽ không làm bạn thất vọng. Chúc bạn có thêm động lực để tiếp tục theo đuổi ngành học mà bản thân đã chọn!
>>>Nguồn: mordorintelligence.com, vneconomy.vn, aitech.com.vn
>>>Bài viết liên quan: