Hệ đào tạo là gì? Cùng tìm hiểu các hệ đào tạo tại Việt Nam

Hiện nay, nhiều người có mong muốn đi học thêm để tiếp thu thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng tay nghề nhưng lại gặp trở ngại lớn về vấn đề tài chính để chi trả cho chi phí học tập. Chính vì vậy mà nhiều người có mong muốn tìm kiếm các chương trình học tập phù hợp đáp ứng với mong muốn vừa học vừa làm của mình. Nhận thấy điều đó, các trường đại học hiện nay đã mở ra các hệ đào tạo để đáp ứng nhu cầu này. Bài viết dưới đây của PTIT sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về khái niệm hệ đào tạo là gì và các chương trình đào tạo tại Việt Nam hiện nay.

1. Hệ đào tạo là gì?

he dao tao la gi

Trước khi tìm hiểu về các hệ đào tạo phổ biến tại Việt Nam, bạn cần biết được khái niệm hệ đào tạo là gì trước nhé.

Vậy hệ đào tạo là gì? Hệ đào tạo là một hình thức học tập mà bạn có thể lựa chọn khi theo học ngành học mà bản thân có mong muốn tại một trường đại học, cao đẳng nào đó. Đây là hình thức đào tạo mà nhà trường sử dụng để quản lý các sinh viên của mình.

Hiện nay, có 2 hệ đào tạo được pháp luật công nhận để bạn đăng ký tham gia bao gồm hệ đào tạo chính quy và hệ đào tạo không chính quy.

2. Phân loại các hệ đào tạo tại Việt Nam

Trên đây là khái niệm hệ đào tạo là gì, trong phần này sẽ nói về các loại hình đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng có mặt tại Việt Nam.

2.1. Hệ đào tạo chính quy

Hệ đào tạo chính quy thường xét tuyển sinh viên dựa trên kết quả thi trung học phổ thông quốc gia hay được gọi là điểm đại học. Như vậy, bạn cần đăng ký thi đại học và đạt được số điểm mà ngành học mà bạn đăng ký đưa ra thì bạn có thể tham gia học tập. Sau khi kết thúc chương trình học, bạn sẽ nhận được bằng đại học chính quy từ ngôi trường đại học mà mình đăng ký.

Nhiều trường đại học và cao đẳng hiện nay đang tổ chức đào tạo các ngành học bằng hình thức đào tạo chính quy này. Khung kiến thức học tập đối với hệ đào tạo này do chính bộ giáo dục và đào tạo biên soạn và ban hành. Sinh viên được giảng dạy về hai khối kiến thức đại cương và chuyên ngành.

Về thời gian đào tạo, đối với từng chuyên ngành, thời gian đào tạo sẽ khác nhau. Nhưng, thời gian trung bình của một ngành học sẽ từ 4 đến 6 năm. Trong thời gian học tập, bạn cần tham gia đủ các môn học tại trường và thi bài kiểm tra cuối kỳ để được đánh giá qua môn. Căn cứ vào khối lượng kiến thức quy định cho các chương trình, trường phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.

Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ sinh viên phải đăng ký học các học phần tự chọn, Nếu không đăng ký, sinh viên phải chấp nhận lịch trình học do nhà trường quy định. Khi hoàn thành đủ các môn học theo chương trình giảng dạy của ngành học mà bạn đăng ký, bạn sẽ có cơ hội được đi thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp để nhận bằng tốt nghiệp.

2.2. Hệ đào tạo không chính quy

Bên cạnh hệ đào tạo chính quy, thì có hệ đào tạo không chính quy. Đối với hệ đào tạo không chính quy, đây là hình thức tổ chức học tập và đào tạo dựa theo nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên. Khi kết thúc chương trình học bạn sẽ nhận được tấm bằng đại học có giá trị tương đương bằng chính quy theo Luật giáo dục Đại học được thông qua ngày 19/11/2018.

Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp cho bản thân bởi giá trị bằng đại học của hai hình thức đào tạo trên là ngang nhau. Như vậy, bạn có thể vừa mở rộng kiến thức, nâng cao chuyên môn vừa có thể đi làm để kiếm thêm thu nhập cho bản thân trong quá trình học tập.

Đối với hệ đào tạo không chính quy sẽ có các hình thức học tập dưới đây:

  • Hình thức đào tạo từ xa: sinh viên sẽ được giảng dạy và học tập thông qua hệ thống online của nhà trường và không cần phải đến trường.
  • Văn bằng 2: sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học văn bằng 1 và có nhu cầu học thêm văn bằng 2 theo hình thức vừa học, vừa làm sẽ được nhà trường đào tạo thêm 2.5 năm.

Tìm hiểu thêm: Đại học online – Xu hướng giáo dục mở trong thời đại mới

3. Ưu và nhược điểm của các hệ đào tạo

he dao tao la gi

Trên đây là các thông tin cơ bản về hai loại hình đào tạo chính quy và không chính quy. Đối với mỗi loại hình đào tạo đều có ưu và nhược điểm riêng.

3.1. Đối với hệ đào tạo chính quy

Ưu điểm

Hệ đào tạo chính quy yêu cầu sinh viên cần có mặt và tham gia các tiết học tại trường. Điều này giúp bạn không bị chểnh mảng trong việc học. Ngoài ra, khi đi học bạn cũng có cơ hội được gặp gỡ và làm quen với nhiều bạn sinh viên khác, giúp bạn mở rộng mối quan hệ.

Bên cạnh đó, trong quá trình học tập, bạn cũng phải làm bài theo hình thức nhóm, nó sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân chia công việc và hỗ trợ các thành viên khác. Đây là các kỹ năng cần thiết cho bạn khi đi làm thực tế.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì hệ đào tạo chính quy cũng có những hạn chế. Đầu tiên, thời gian đào tạo trung bình kéo dài khoảng 4,5 năm như vậy bạn cần tập trung học để ra trường đúng thời hạn. Nếu ra trường muộn, bạn có nguy cơ bị đuổi học hoặc nhận bằng loại kém. Thời gian học tập cũng tương đối kín vì thế rất khó để cho bạn có thể vừa đi học và vừa đi làm.

3.2. Đối với hệ đào tạo không chính quy

Ưu điểm

Hình thức đào tạo không chính quy tạo cơ hội cho sinh viên được học tập từ xa và không cần phải đến trường. Vì vậy, bạn có thể vừa đi học và vừa đi làm để kiếm thêm thu nhập. Nếu như bạn đã hoàn thành xong văn bằng một thì hình thức đào tạo không chính quy sẽ cho bạn cơ hội được trau dồi và mở rộng kiến thức và tìm kiếm các công việc tốt hơn khi bạn sở hữu hai văn bằng.

>> Xem thêm: Bằng đại học trực tuyến có giá trị không?

Nhược điểm

Bởi vì không yêu cầu sinh viên học tập trung, tham gia đầy đủ các tiết học tại trường cho nên bạn dễ có nguy cơ chểnh mảng trong việc học. Hơn nữa, khi vừa học vừa làm cũng khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và quá tải về tinh thần. Đôi khi bạn cũng khó sắp xếp thời gian giữa việc học và việc làm trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc không gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với giảng viên và bạn học cũng có thể làm bạn mất động lực học.

4. Nên theo học hệ đào tạo từ xa uy tín ở đâu?

he dao tao la gi

Hiện nay hệ đào tạo đại học từ xa đã trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Chính vì vậy, nhiều trường đại học đã mở rộng và áp dụng hình thức đào tạo này đối với các ngành học của mình.

Chương trình đào tạo đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong những chương trình đào tạo uy tín để bạn tin tưởng đăng ký theo học hệ đào tạo từ xa này. Học viện được xếp hạng thứ 17 là một trong những trường đào tạo tốt nhất, có tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đang tuyển sinh xét tuyển bằng học bạ 3 ngành:

Các ngành học có độ hot, phổ biến rất cao, hệ đào tạo chất lượng theo quy chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mang lại chất lượng và trải nghiệm tốt cho học viên sinh viên.

Để tìm hiểu thêm về hệ đào tạo từ xa của trường, hãy đăng ký thông qua WebsiteHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ đào tạo từ xa để nhận tư vấn miễn phí nhé!

5. Kết luận

Trên đây là các thông tin về khái niệm hệ đào tạo là gì và những hình thức đào tạo phổ biến đang được áp dụng tại nhiều trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này của PTIT, bạn có thể lựa chọn và đăng ký cho mình một hình thức đào tạo phù hợp.

Link tham khảo: tuyensinhso.vn, vieclam123.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Tất tần tật thông tin liên quan đến thiết bị IoT là gì?

IoT là xu hướng công nghệ bùng nổ trong những năm trở lại đây, được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều sự cải tiến...

Ngành iot là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Ngành IoT đang phát triển mạnh mẽ, kết nối các thiết bị thông minh để thu thập và trao đổi dữ liệu trong nhiều...

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!