Công nghệ thông tin không còn là một thuật ngữ xa lạ khi mà mọi thứ trong cuộc sống giờ đây đều có sự góp mặt, tham gia của Công nghệ thông tin. Vậy Công nghệ thông tin phần mềm là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc xử lý và phân phối dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ngành Công nghệ thông tin (Information technology industry) là ngành học chuyên sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Ngành được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.
Xem thêm: Đại học trực tuyến – Giải pháp đào tạo hiệu quả trong thời kỳ 4.0
2. Công nghệ thông tin phần mềm là gì?
Công nghệ thông tin phần mềm còn được gọi là là kỹ thuật phần mềm. Là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Chuyên ngành học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đào tạo ra những chuyên gia có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm để đáp ứng được các yêu cầu làm việc tại các phân xưởng, nhà máy, công ty, trường học…về lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm.
Công nghệ thông tin phần mềm được xem là một bộ phận của quy trình công nghệ hệ thống có sự liên quan đến sự phát triển của các ứng dụng, hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu và sự điều khiển hệ thống. Những kỹ sư phần mềm được trang bị các kiến thức và kỹ năng nền tảng và chuyên sâu về Tin học văn phòng, thiết kế đồ họa, thiết kế web, …để có khả năng áp dụng kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao vào chuyên môn máy tính và công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin phần mềm có sự khác biệt với khoa học máy tính. Khoa học máy tính đề cập tới lý thuyết và vấn đề cơ bản. Còn công nghệ phần mềm tập trung vào hoạt động xây dựng để chế tạo ra các phần mềm hữu ích cho con người. Công nghệ thông tin phần mềm có sự phát triển mạnh mẽ vượt trội hơn hẳn các lý thuyết của khoa học máy tính.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?
3. Học ngành Công nghệ thông tin phần mềm có những môn nào?
Ở các trường đại học, các môn học trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường chia thành hai mảng lớn đó là: môn đại cương và môn chuyên ngành.
Các kiến thức, kỹ năng quan trọng đều được xây dựng từ nền tảng trong các môn đại cương. Từ các mô đại cương sinh viên có thể bồi dưỡng tư duy, toán học… của mình.
Sinh viên năm 3 và năm 4 sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp mà họ sẽ đảm nhận sau này. Theo học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về nền tảng khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm…
Xem thêm: Công nghệ thông tin xét khối nào? Nên theo học trường đại học nào?
4. 7 tố chất người học Công nghệ thông tin phần mềm cần có
4.1 Có tư duy logic, khả năng sáng tạo tốt
Có tư duy và sáng tạo sẽ giúp bạn nghĩ ra các kế hoạch, hướng giải quyết vấn đề có lợi cho bản thân và công việc chung nơi công sở khi gặp phải các thử thách nhất định.
4.2 Đam mê công nghệ
“Nếu không có đam mê, lấy đâu ra năng lượng cho bạn. Và nếu không có năng lượng, bạn sẽ không thể làm được bất cứ việc gì”. Sự đam mê giúp con người ta có thể tìm ra cũng như thấu hiểu bản thân mình, chỉ khi nhìn nhận được những gì bản thân mình ghét hay thích gì, đang có hay chưa có gì…thì ta sẽ có mục đích sống để từ đó cố gắng kiên trì theo đuổi và thành công.
4.3 Sự cẩn thận
Vì người học Công nghệ thông tin sẽ làm quen với lập trình và những dòng code rất dài. Sự cẩn thận giúp chúng ta tránh được những sự cố ngoài ý muốn. Một sai lệch trong quá trình code, đều có thể dẫn đến những kết quả khác nhau và việc tìm ra lỗi, “fix” lỗi giữa hàng trăm dòng “bug” dễ khiến các lập trình viên hoa cả mắt.
4.4 Thích tìm tòi, học hỏi và trau dồi kiến thức
Tố chất này sẽ giúp bạn tìm kiếm ra được những kiến thức mới lạ, bổ ích cho mình. Từ đó, bạn sẽ trau dồi, tích lũy được rất nhiều kiến thức để sau này áp dụng vào ngành nghề một cách thành thạo, dễ dàng hơn.
4.5 Khả năng ngoại ngữ
Giỏi ngoại ngữ là điều kiện cần để gia nhập nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ riêng ngành công nghệ thông tin mà hầu hết các ngành học khác, khả năng ngoại ngữ luôn là tố chất đặc biệt quan trọng mà sinh viên cần phải trang bị cho mình.
4.6 Khả năng làm việc nhóm
Hầu hết các dự án và sản phẩm công nghệ luôn đòi hỏi sự tham gia, góp sức từ rất nhiều thành viên. Làm việc nhóm hiệu quả sẽ giảm tải độ khó, độ phức tạp của công việc, dự án. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn có thể tập trung, góp phần nâng cao hiệu quả công việc cá nhân và tập thể.
4.7 Chịu áp lực tốt
Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề đau não cho đến vô số bài toán hóc búa nếu bạn không nhẫn nại thì rất dễ rơi vào cảm giác chán nản, tệ hơn là muốn bỏ cuộc, đầu hàng những khó khăn trước khi bạn tìm ra lời giải cho vấn đề.
Xem thêm: Công nghệ thông tin gồm những môn nào? Ở đâu chất lượng?
5. Trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin phần mềm
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Bách Khoa
Khu vực miền Nam:
- Đại học FPT
- Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
Trên đây là một số trường có đào tạo ngành Công nghệ thông tin ở 3 miền trên đất nước Việt Nam. Nếu bạn đang đi làm hoặc có nhu cầu học thêm ngành 2, bạn có thể tìm hiểu về Chương trình đào tạo từ xa ngành Công nghệ thông tin – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Sở hữu các ưu điểm nổi bật như:
- Chủ động thời gian, địa điểm học tập theo bạn sắp xếp
- Sinh viên trao đổi, thảo luận thoải mái môn học với giảng viên và các sinh viên khác thông qua hệ thống học tập từ xa E – Learning.
- Giảng viên, cố vấn giàu kinh nghiệm
- Bằng cấp được Bộ GD&ĐT công nhận
Với hàng loạt các ưu điểm trên, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hứa hẹn sẽ là một địa chỉ chất lượng đào tạo chất lượng, uy tín để bạn tin tưởng lựa chọn. Để tìm hiểu thêm kĩ hơn về Chương trình đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, bạn đăng kí để nhận tư vấn miễn phí chi tiết.
Xem thêm: Tổng quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
6. Kết luận
Nếu bạn đang mong muốn và theo đuổi con đường trở thành một lập trình viên trong tương lai. Hãy xác định thật rõ về các tiêu chí của ngành đòi hỏi những tố chất gì, trường đại học phù hợp với bản thân mình để hình thành con đường trong tương lai. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ thông tin.