Sự gia tăng về số lượng và chất lượng doanh nghiệp đã phần nào thúc đẩy các ngành nghề liên quan đến kinh tế phát triển hơn. Do đó, nếu bạn đang có ý định muốn đầu quân cho lĩnh vực giàu tiềm năng và đang lớn mạnh này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của E-PTIT nhé!
1. Học kinh tế ra làm gì? Có làm trái ngành được không?
Muốn nắm được cụ thể các ngành nghề liên quan đến kinh tế trên thị trường hay biết rõ sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế ra làm gì, trước tiên bạn cần hiểu cơ bản mục tiêu đào tạo của lĩnh vực này sẽ bao quát những khía cạnh nào.
Nhìn chung, ngành Kinh tế thường tập trung xây kiến thức giúp người học nhận biết được các mô hình kinh doanh khác nhau, từ đó tiến hành hoạt động giao thương, buôn bán sao cho hợp lý.
Hơn nữa, bạn cũng sẽ hiểu thêm về những luật lệ, quy tắc ứng xử trong kinh doanh với khách hàng nội địa và khách hàng quốc tế khác nhau như thế nào. Ngoài ra, nội dung bài học về tổ chức, quản lý một doanh nghiệp cũng là những phân mục bạn không thể bỏ qua.
Từ yếu tố cốt lõi ấy, các bạn sinh viên, học viên của khối ngành Kinh tế có thể tham khảo một số vị trí việc làm sau khi ra trường như là: Nhân viên kinh doanh, cố vấn kinh tế – tài chính, kế toán, kiểm toán, nhân viên ngân hàng, chuyên viên nghiên cứu thị trường,…
Do các ngành nghề liên quan đến kinh tế được xây dựng trên một nền tảng cơ bản tương đối giống nhau, nên bạn có thể làm việc tại một chuyên ngành khác với chuyên ngành bạn đã học ở trong khối kinh tế. Ví dụ, bạn học quản trị kinh doanh nhưng vẫn hoàn toàn có cơ hội trở thành kế toán chuyên nghiệp như bình thường, miễn là bạn phải nghiên cứu sâu hơn và lấy thêm các chứng chỉ liên quan đến kế toán.
>> Xem thêm: Các ngành nghề hot hiện nay mà bạn nên tham khảo!
2. Các ngành nghề liên quan đến kinh tế
2.1. Kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại chủ yếu tập trung nghiên cứu về mối quan hệ, tác động qua lại giữa nền kinh tế của các quốc và vùng lãnh thổ trên thế giới có ảnh hưởng tới nhau như thế nào. Cũng từ đó, chương trình đào tạo sẽ triển khai kiến thức về đầu tư, quản lý, phân tích, vận hành,… những dự án trong nước và quốc tế.
Các ngành nghề liên quan đến Kinh tế đối ngoại gần đây đang trở nên rất hot và có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Bạn có thể đảm nhận vai trò là một người đàm phán, chốt hợp đồng cùng các đối tác nước ngoài.
Hoặc tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì bạn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ đẩy nhanh quá trình vận chuyển, thanh toán sao cho đúng với tiến độ. Ngoài ra, phòng kế hoạch và đầu tư hay phòng công thương cũng là những sự lựa chọn cực kỳ thích hợp với chuyên ngành của bạn đó.
>> Xem thêm: Tổng hợp tất cả các ngành nghề hiện nay, sĩ tử cần biết!
2.2. Quản trị kinh doanh
Các cơ sở đào tạo nhóm ngành Quản trị kinh doanh có trách nhiệm bồi dưỡng và cung ứng nhân lực đủ khả năng, tầm nhìn để quản lý, giải quyết, xây dựng chiến lược cho các loại hình doanh nghiệp. Vì thế, phạm vi hoạt động của lĩnh vực này tương đối đa dạng.
Trên thị trường hiện nay có một số chuyên ngành Quản trị kinh doanh tiêu biểu như là: Quản trị sản xuất, Quản trị nhân lực, Quản trị khởi nghiệp, trong đó nổi trội nhất: Quản trị kinh doanh tổng hợp và Quản trị tài chính.
Đối với các ngành nghề liên quan đến kinh tế như Quản trị kinh doanh, sau khi tốt nghiệp bạn có thể cân nhắc vị trí việc làm tại những phòng ban về kinh doanh, tổ chức nhân sự, phòng kế hoạch hoặc đứng ra làm chủ một công ty của riêng mình.
Chưa hết, nếu bạn là một người năng động, chịu khó và đủ khả năng kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực thì bạn cũng hãy thử tìm hiểu về công việc của một người thư ký cấp cao xem sao nhé!
>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh đào tạo từ xa [Chi tiết-chính xác]
2.3. Kế toán, Kiểm toán
Các ngành nghề liên quan đến kinh tế như Kiểm toán hay Kế toán phải luôn đặt yếu tố chính xác và cẩn trọng lên hàng đầu.
Đây là một lĩnh vực đòi hỏi người thực hiện phải có đủ hiểu biết về tài chính để quản lý, bảo đảm tính minh bạch, đúng đắn trong tài sản của các tổ chức.
Cụ thể, kế toán thường đứng ra đại diện đi thu thập, phân tích, xử lý và báo cáo thông tin tài chính cho doanh nghiệp. Thậm chí, đôi lúc kế toán có thể tham vấn thêm về các hoạt động quản lý, đưa ra quyết định chiến lược trong cơ sở kinh doanh nếu cần.
Và cũng từ đó kiểm toán được sinh ra với mục đích xác minh, kiểm tra tính trung thực, chính xác của những số liệu do kế toán và doanh nghiệp đã kê khai. Bởi vậy, các ngành nghề liên quan đến kinh tế như Kiểm toán hay Kế toán phải luôn đặt yếu tố chính xác và cẩn trọng lên hàng đầu.
3. Học các ngành kinh tế ở đâu?
Với thời buổi công nghệ thông tin hiện đại như bây giờ, việc học tập, nâng cao tri thức đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhất là dưới sự hỗ trợ của hệ thống E-learning, bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn thú vị cho con đường học tập của mình.
Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến kinh tế, vậy hãy thử tham khảo chương trình đào tạo đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – ngành Quản trị kinh doanh!
Hệ từ xa của Học viện luôn lấy học viên học viên làm trung tâm, nên mọi bài giảng đều xây dựng rất sát với nhu cầu thực tế hiện nay. Nội dung kiến thức được triển khai trên nền tảng E learning đều rất bắt mắt và sinh động, từ đó kích thích sự hứng thú cho người học.
Quan trọng hơn, các ngành nghề liên quan đến kinh tế luôn đòi hỏi tính thực tiễn cao, vậy nên lựa chọn mô hình đào tạo trực tuyến sẽ cho phép bạn cân bằng giữa việc đi học và đi làm một cách thuận tiện nhất. Có như vậy hiệu quả nghiên cứu mới phát huy hết được khả năng của mình.
>> Xem thêm: Học viện công nghệ bưu chính viễn thông ra có dễ xin việc không?
4. Kết luận
Các ngành nghề liên quan đến kinh tế giờ đây muốn phát triển gần như không thể tách rời với những yếu tố liên quan đến công nghệ. Đặc biệt là khi, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số phải đạt 20% GDP. Do đó, hãy luôn cập nhật và nâng cấp bản thân thật tốt để tiến xa hơn nữa trong tương lai bạn nhé!
Nguồn: edunet.vn, mof.gov.vn, tuyensinhmut.edu.vn