Coder là làm gì? Khả năng phát triển của nghề code trong thời đại số hiện nay ra sao?

Đối với những bạn mới tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin, có thể bạn không biết coder là làm gì. Chính vì thế, bài viết này của E-PTIT sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm và triển vọng nghề code trong thời đại chuyển đổi số ra sao, để từ đó có những cái nhìn cụ thể về ngành học có thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay nhé!

1. Coder là làm gì?

coder la lam gi
Coder là chỉ lập trình viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ

Trước khi tìm hiểu về khả năng phát triển của nghề này, cần hiểu được coder là làm gì trước nhé!

Coder còn có tên gọi khác là lập trình viên. Đây là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ nói chung. Họ có kiến thức nền tảng của ngành công nghệ thông tin. Công việc chủ yếu của lập trình viên là xây dựng các chương trình, các ứng dụng số hoặc các phần mềm sử dụng trên các thiết bị điện tử thông minh.

Để trả lời cho câu hỏi coder là làm gì? Thì dưới đây là những đầu việc mà một lập trình viên thường làm:

  • Đề xuất ý tưởng về việc thiết kế cho phần mềm hoặc ứng dụng mới.
  • Triển khai viết các mã code để xây dựng phần mềm mới.
  • Phát triển các tính năng cho phần mềm mới theo yêu cầu của khách hàng.
  • Xây dựng hệ thống bảo mật cho phần mềm để đảm bảo tính an toàn thông tin.
  • Hướng dẫn Content technical viết hướng dẫn sử dụng phần mềm vừa phát hành.
  • Khắc phục các lỗi từ phần mềm cũ, kiểm tra và đánh giá hiệu suất định kỳ của các phần mềm đã phát hành.

Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, đôi khi các coder cũng đảm nhận thêm một số nhiệm vụ của một nhà phân tích nghiệp vụ (tên tiếng Anh là Business analyst). Họ sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe các yêu cầu từ đối tác về sản phẩm và đưa ra các hướng đi phù hợp cho việc sản xuất sản phẩm công nghệ.

>> Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

2. Tiềm năng phát triển của nghề code trong thời đại số ra sao?

coder la lam gi
Nhiều người thắc mắc coder là làm gì khi thấy tiềm năng phát triển của ngành nghề này

Vậy là bạn đã biết coder là làm gì? Thế còn tiềm năng của ngành nghề này trong thời buổi hiện nay ra sao?

Không khó để nhìn ra khả năng phát triển của nghề code trong thời đại ngày này. Khi mà có rất nhiều sản phẩm mới về công nghệ liên tục được các thương hiệu lớn như Apple, SamSung, Xiaomi, LG, … ra mắt. Tại Việt Nam, các vị trí liên quan tới lĩnh vực công nghệ thông tin cũng còn nhiều thiếu hụt, mặc dù nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả hàng nghìn đô để săn đón được nhân tài.

Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam 2023 do TopDEV phát hành vào tháng 10 vừa qua, thì hiện tại nước ta đang thiếu khoảng 150 nghìn lao động ngành phần mềm. Điều này cho thấy khả năng ra trường tìm việc làm nhanh chóng đối với sinh viên khối ngành công nghệ trong thời gian tới là rất cao. Chưa kể tới đây cũng là ngành nghề có cơ hội làm việc với nhiều đối tác chuyên gia từ nước ngoài, mức thu nhập ở nhiều vị trí cũng vô cùng hấp dẫn.

3. Coder là làm gì? Cần trau dồi kỹ năng gì để phát triển?

Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành học này, việc biết coder là làm gì thôi chưa phải là đủ. Bạn cũng nên để ý tới vấn đề trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân để có nhiều cơ hội phát triển.

3.1. Có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc để biết coder là làm gì

coder la lam gi
Một nhân viên làm lập trình cho website có thể giải thích được coder là làm gì

Nếu muốn đi đường dài và đạt nhiều thành công với nghề lập trình viên, bạn cần có cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuỳ vào các hướng đi của bản thân, sẽ có 4 phạm vi kiến thức mà bạn cần nằm được.

  • Lập trình cho mảng mobile: Bạn cần có hiểu biết về hai hệ điều hành phổ biến hiện nay là iOS và Android, để viết được các mã code cho các ứng dụng trên hai hệ điều hành này. Ngoài ra, bạn cũng cần biết về một số ngôn ngữ lập trình như Java, Swift, Objective – C.
  • Lập trình nhúng: Đây là một mảng khó trong ngành công nghệ thông tin. Các lập trình viên cần có kiến thức về Java, C, C++ để viết các mã code cho các sản phẩm thiết bị điện tử dùng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Lập trình cho ứng dụng: Với mảng này, kiến thức về C#, C, C++ và Python là điều bắt buộc để ứng dụng cho việc xây dựng các phần mềm dùng trên máy tính.
  • Lập trình cho website: Đây là mảng có sự cạnh tranh cao giữa các ứng viên, vì thế nếu muốn thành công trong mảng lập trình cho website, bạn nên có kiến thức chắc chắn về JavaScript, CSS, HTML.

>> Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?

3.2. Sở hữu một ngoại ngữ phổ biến

Tại thị trường Việt Nam, những khách hàng lớn về công nghệ thường là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là các đối tác quan trọng thường đặt hàng gia công phần mềm công nghệ, họ sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn đối với các ứng viên có đủ trình độ và khả năng làm việc. Vì vậy, nếu muốn có nhiều cơ hội phát triển trong nghề, hãy đầu tư trình độ ngoại ngữ cho bản thân nhé!

>> Xem thêm: Học công nghệ thông tin có cần giỏi tiếng Anh không?

4. Học làm code ở đâu chuyên nghiệp?

coder la lam gi
Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt và năng lực ngoại ngữ là điều quan trọng giúp bạn thăng tiến trong công việc

Nếu có ý định theo đuổi lâu dài với ngành nghề này sau khi tìm hiểu coder là làm gì, bạn có thể cân nhắc học chương trình đào tạo đại học từ xa ngành Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đây là chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép, bằng cấp rõ ràng và có độ tin cậy cao.

Chương trình học được thực hiện trên hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Toàn bộ tài liệu giảng dạy do đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm của học viện biên soạn. Dù là hình thức đào tạo từ xa, những đội ngũ nhân viên của nhà trường luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc của học viên trong cả quá trình học. Mỗi học phần đều sẽ có bài kiểm tra đánh giá năng lực, để kiểm tra trình độ kiến thức của người học. Vì thế độ tin cậy và chất lượng giảng dạy của chương trình là vô cùng chính xác.

Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà trường cũng chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học viên. Vừa qua, học viện đã bổ sung thêm học phần tiếng Nhật vào chương trình giảng dạy, song song với ngôn ngữ tiếng Anh. Cam kết sau khi học xong, học viên sẽ có trình độ ngoại ngữ tương đương với khung năng lực N4 (đối với ngôn ngữ Nhật) và B2 (đối với ngôn ngữ Anh).

Để hiểu hơn về chương trình đào tạo từ xa nói trên, bạn có thể để lại liên hệ với học viện để nhận được tư vấn miễn phí từ các thầy cô học viện nhé!

5. Kết luận

Hy vọng là những nội dung chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề coder là làm gì. Hãy đọc thêm những bài viết khác tại website để biết thêm về ngành công nghệ thông tin nhé!

Nguồn: Aptech.fpt.edu.vn; Topdev.vn; Careerbuilder.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Giải đáp thắc mắc – Học quản trị kinh doanh sau này làm gì?

Bạn đang tự hỏi "quản trị kinh doanh sau này làm gì?" Với sự đa dạng trong cơ hội việc làm từ các phòng...

28 tuổi học lập trình có trễ không?

Ngành lập trình với nhiều hướng đi, cơ hội thu nhập tốt, là lựa chọn theo đuổi của nhiều bạn trẻ. Vậy với những...

3 Bí quyết tự học lập trình tại nhà hiệu quả

Học lập trình tại nhà đang trở thành xu hướng với những ưu điểm vượt trội về sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí...

Những bí kíp học lập trình online cho người mới bắt đầu

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ. Công cuộc chuyển đổi số cũng diễn ra nhanh chóng trong...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!