Kỹ thuật phần mềm là một trong số những ngành nghề có tính ứng dụng cao trong đời sống. Công việc, giải trí của chúng ta trở nên đơn giản và dễ dàng hơn xưa là nhờ kỹ thuật phần mềm, vậy học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Ngành nghề này có gì mà lại hấp dẫn và có mức đãi ngộ cao như vậy? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Kỹ thuật phần mềm là gì?
Đối với những bạn yêu thích công việc lập trình, thì đây là lựa chọn khá phù hợp. Các phần mềm như ứng dụng, chương trình web đều là sản phẩm từ việc lập trình. Có thể hiểu đơn giản ngành kỹ thuật phần mềm Là ngành chuyên nghiên cứu về cách thức hoạt động, testing các phần mềm vi tính nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dùng và khách hàng.
Một số ứng dụng văn phòng cơ bản thường xuyên sử dụng như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint,… hay các trình duyệt web: Chrome, Firefox, Safari, Google,… cũng là các sản phẩm của ngành kỹ thuật phần mềm. Ngành này khá rộng nên ngoài một số hướng đi phổ biến như: làm công việc thiết kế ứng dụng, website thì còn có lập trình game.
Ngoài công việc chính là lập trình, ngành còn có các màng liên quan các lĩnh vực lân cận như: kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm và kỹ thuật hệ thống,…
Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?
2. Học ngành kỹ thuật phần mềm ra làm gì?
Vậy học kỹ thuật phần mềm ra làm gì? Một số công việc dưới đây sẽ rất tích hợp cho người đam mê công nghệ phần mềm:
Kỹ sư phần mềm cơ sở (cấp độ Junior): Là một kỹ sư phần mềm cơ sở. Trong giai đoạn này, bạn có cơ hội học hỏi các kỹ năng mới và tích lũy kinh nghiệm cần thiết khi làm việc trên các dự án phần mềm thực tế.
Kỹ sư phần mềm cao cấp (cấp độ Senior): Lúc này bạn có thể có cơ hội đào tạo các kỹ sư cấp dưới hoặc thậm chí quản lý một nhóm nhỏ của riêng bạn. Được giới thiệu với các yếu tố kinh doanh khác như ngân sách dự án và các mục tiêu cấp cao của công ty.
Trưởng nhóm kỹ thuật: Bạn sẽ quản lý một nhóm lớn các chuyên gia tham gia vào thiết kế và phát triển phần mềm. Bạn sẽ được yêu cầu báo cáo tiến độ phát triển cho các bên liên quan của công ty.
Quản lý nhóm: Bạn sẽ chịu trách nhiệm về tiến độ công việc của toàn bộ nhóm. Đồng thời, bạn cũng sẽ giám sát quá trình phát triển sự nghiệp của họ.
Kiến trúc sư kỹ thuật: Bạn sẽ được yêu cầu xây dựng các quy trình cho nhóm và cung cấp khả năng lãnh đạo về kỹ thuật.
Giám đốc công nghệ (CTO): CTO là người đứng đầu về công nghệ của một tổ chức. Họ giám sát R&D và sử dụng công nghệ để cải thiện sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Đây thường được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp của một kỹ sư phần mềm.
Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu?
3. Đào tạo kỹ thuật phần mềm tại cơ sở nào?
Để theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư kỹ thuật phần mềm, bạn có thể theo học công nghệ thông tin tại các trường Đại học. Chọn môi trường để đào tạo thì cần đủ điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết. Đấy được xem là một trong những yếu tố tiên quyết giúp bạn trẻ nên cân nhắc.
Chương trình đào tạo từ xa ngành công nghệ thông tin – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã làm được điều này. Với môi trường PTIT, các sinh viên được chuẩn bị chu đáo cho hành trang kiến thức ngành Công nghệ thông tin thông qua phối hợp lý thuyết và tài liệu minh hoạ.
Lý thuyết được những cố vấn chuyên môn có thâm niên trong nghề truyền đạt. Đấy là sự chuẩn bị chu đáo mà PTIT đem lại dành cho các kỹ sư Công nghệ thông tin và cũng như những người muốn đảm nhận vai trò kỹ thuật phần mềm trong tương lai.
Qua bài viết này mong rằng các bạn có thể hình dung rõ hơn về việc học kỹ thuật phần mềm ra làm gì. Với những ai đam mê ngành này có thể đạt được những vị trí, vai trò và cơ hội liên quan đến quản lý, sáng tạo và kiểm tra phần mềm của công nghệ. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp ngay nhé.