Bạn là sinh viên Quản trị kinh doanh và băn khoăn liệu mình có thể theo đuổi công việc Kế toán? Bài viết dưới đây của E-PTIT sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc học Quản trị kinh doanh làm kế toán được không, đồng thời gợi ý lộ trình để bạn hiện thực hóa mục tiêu trở thành Kế toán chuyên nghiệp.
1. Học quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp làm gì?
Bắt đầu hành trình đại học với chuyên ngành Quản trị kinh doanh, nhiều bạn trẻ bỡ ngỡ trước những lầm tưởng về bức tranh nghề nghiệp tương lai. “Học rộng nhưng không chuyên sâu”, nhiều người e ngại liệu kiến thức bao quát về marketing, nhân sự, tài chính,… có đủ sức cạnh tranh khi thị trường lao động luôn đòi hỏi chuyên môn cao. Đặc biệt, rất nhiều bạn quan tâm đến vấn đề học quản trị kinh doanh làm kế toán được không?
Bên cạnh đó, không ít bạn trẻ nuôi mộng “lãnh đạo” với suy nghĩ ngành học này là con đường thẳng đến vị trí quản lý cấp cao. Tuy nhiên thực tế “phũ phàng” rằng, sinh viên Quản trị kinh doanh sau tốt nghiệp cũng phải bước những bước đầu tiên trên con đường sự nghiệp từ vị trí nhân viên, tích lũy kinh nghiệm thực tế trước khi vươn tới những vị trí cao hơn.
>> Xem thêm: Tâm sự ngành quản trị kinh doanh – ngành học làm “sếp”
2. Học Quản trị kinh doanh làm Kế toán được không?
Học quản trị kinh doanh làm kế toán được không? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, việc tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh không đồng nghĩa với việc bạn có thể ngay lập tức trở thành một kế toán chuyên nghiệp. Để đảm nhận công việc này, bạn cần phải trang bị thêm những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành chuyên biệt về kế toán.
Lý do đầu tiên xuất phát từ yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Theo Khoản 1 Điều 51 Luật kế toán 2015 quy định rằng ngoài bằng cấp, người làm kế toán cần phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Lý do thứ hai nằm ở bản chất của chương trình đào tạo. Các môn học về kế toán trong chương trình Quản trị kinh doanh chỉ mang tính chất cung cấp cái nhìn tổng quan, giúp sinh viên hiểu về vai trò và tầm quan trọng của kế toán trong hoạt động của doanh nghiệp, chứ không đi sâu đào tạo chuyên môn.
Lấy ví dụ, trong Chương trình học Quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, học phần về kế toán chỉ tập trung vào việc giúp sinh viên nắm bắt bản chất của kế toán,, tìm hiểu các khái niệm cơ bản, phương pháp phân tích chi phí, cách thức ra quyết định dựa trên số liệu kế toán,… Mục tiêu là giúp sinh viên có tư duy quản trị tài chính, chứ không phải đào tạo họ thành những kế toán viên chuyên nghiệp.
Tóm lại, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh cần tham gia các khóa học chuyên sâu về kế toán, lấy chứng chỉ hành nghề để đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, tự tin theo đuổi con đường trở thành kế toán chuyên nghiệp.
>> Xem thêm: Những lợi ích khi sở hữu văn bằng 2 Quản trị kinh doanh
3. Cần làm gì để trở thành kế toán viên dù trái ngành?
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi học quản trị kinh doanh làm kế toán được không. Vậy sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh cần làm gì để theo đuổi con đường trở thành Kế toán? Câu trả lời nằm ở việc chủ động trau dồi cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực hành chuyên ngành:
3.1. Nâng cao kiến thức chuyên môn
Bạn nên tham gia các khóa học kế toán bằng cách lựa chọn các khóa học bài bản, được thiết kế dành riêng cho người muốn chuyển ngành hoặc bổ sung kiến thức kế toán, từ cơ bản đến nâng cao.
Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tự học, tận dụng các nguồn tài liệu trực tuyến, sách báo chuyên ngành để tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức về nghiệp vụ kế toán, sổ sách kế toán, cách lập báo cáo tài chính, kê khai thuế,…
3.2. Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng
Bạn cần nâng cao kỹ năng sử dụng Microsoft Word, đặc biệt là Microsoft Excel – công cụ đắc lực cho công việc kế toán. Ngoài ra, việc nắm vững các phần mềm kế toán phổ biến như Misa, Fast accounting,… cũng rất cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
3.3. Trang bị năng lực ngoại ngữ
Tiếng Anh là lợi thế lớn, giúp bạn tiếp cận nguồn tài liệu chuyên ngành nước ngoài, gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong các công ty đa quốc gia.
3.4. Học các chứng chỉ chuyên môn
Bạn có thể cân nhắc việc thi lấy các chứng chỉ quốc tế uy tín như CPA (Certified Public Accountant), CFA (Certified Financial Analyst), CMA (Certified Management Accountant),… Chứng chỉ là minh chứng rõ ràng nhất cho năng lực chuyên môn, giúp bạn tự tin ứng tuyển và thăng tiến trong sự nghiệp.
Con đường trở thành Kế toán chuyên nghiệp khi bạn xuất phát điểm từ ngành Quản trị Kinh doanh có thể nhiều thử thách hơn, nhưng không phải là bất khả thi. Với sự quyết tâm, nỗ lực trau dồi kiến thức và kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể chinh phục mục tiêu của mình.
Qua những phân tích trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho chính mình về việc liệu sinh viên học Quản trị kinh doanh làm kế toán được không. Con đường nào cũng cần niềm đam mê, sự kiên trì, nỗ lực học hỏi không ngừng để phát triển bản thân và vững bước trên con đường mình đã chọn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với E-PTIT để được tư vấn và giải đáp nhé!
>> Bài viết liên quan: