Kỹ sư viễn thông là gì? Mức lương của kỹ sư điện tử viễn thông là bao nhiêu? Đây chính là thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang muốn ứng tuyển kỹ sư ngành này. Vậy hãy cùng PTIT tìm hiểu nhé!
1. Kỹ sư viễn thông là gì?
Kỹ sư viễn thông là gì? Kỹ sư điện tử viễn thông trong Tiếng Anh được gọi là Electrical Telecommunications Engineer. Họ là những người làm công việc quản lý, sử dụng và điều khiển những thiết bị điện tử phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm và truyền thông tin của con người như hệ thống vệ tinh, ăng ten truyền tín hiệu, hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển, TV, máy tính, điện thoại…
2. Công việc mà kỹ sư viễn thông đảm nhiệm
Sau khi đã tìm hiểu rõ khái niệm kỹ sư viễn thông là gì, hãy cùng điểm qua các công việc đảm nhận của kỹ sư viễn thông là gì nhé!
Các kỹ sư viễn thông làm việc để phát triển, thiết kế và duy trì các hệ thống liên lạc thoại và dữ liệu, bao gồm cáp quang, vệ tinh, có dây và không có dây, cũng như mã hóa và nén dữ liệu.
Công việc có thể bao gồm:
- Cài đặt, kết nối và kiểm tra hệ thống cáp
- Chẩn đoán và sửa lỗi trong hệ thống
- Đảm bảo hệ thống bảo mật của các thiết bị liên quan
- Lắp đặt anten di động và anten tĩnh trên các tòa nhà
- Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các thành phần và thiết bị viễn thông
Công việc của các kỹ sư viễn thông thường sẽ phải tạo ra các thiết kế mạch cơ bản để triển khai các mạng không dây, đồng thời trách nhiệm thiết kế và giám sát lắp đặt các thiết bị và cơ sở viễn thông. Chẳng hạn như hệ thống chuyển mạch điện tử, hệ thống điện thoại dây đồng, hệ thống cáp quang hoặc hệ thống dữ liệu giao thức internet.
>> Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là bao nhiêu?
3. Lĩnh vực làm việc của kỹ sư viễn thông
Một số lĩnh vực tập trung chính của các kỹ sư viễn thông là cài đặt mạng máy tính và truyền thông quang học, mạng không dây hoặc vệ tinh. Các kỹ sư viễn thông có thể làm việc trong các lĩnh vực như sau:
- Truyền thông máy tính và mạng
- Truyền thông di động
- Mạng thoại và dữ liệu
- Truyền hình và phát thanh
- Mạng quang học
- Viễn thám, đo lường và điều khiển
- Kỹ sư viễn thông chịu trách nhiệm cho mọi quá trình tạo ra một hệ thống viễn thông, xử lý cả phần mềm và phần cứng.
Một số vai trò mà một kỹ sư viễn thông có thể đảm nhận:
- Thiết kế – linh kiện điện tử, phần mềm, sản phẩm hoặc hệ thống cho các ứng dụng thương mại, công nghiệp, y tế, quân sự hoặc khoa học.
- Xây dựng – quy trình bảo trì và thử nghiệm cho các linh kiện và thiết bị điện tử.
- Kiểm tra – đánh giá hệ thống và đề xuất sử thiết kế hoặc sửa chữa thiết bị.
- Sửa lỗi Kiểm tra thiết bị, dụng cụ và hệ thống điện tử để đảm bảo chúng an toàn.
>> Xem thêm: Tổng hợp review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
4. Điều kiện ứng tuyển vị trí kỹ sư viễn thông
Điện tử viễn thông là một ngành ứng dụng kỹ thuật công nghệ rất cao. Mang theo đặc điểm này là tính đổi mới liên tục. Mặc dù, là một trong những ngành có nhu cầu khát nhân lực cao nhất, những ứng cử viên cho vị trí kỹ sư điện tử viễn thông để có thể đảm bảo được toàn diện các nhiệm vụ, cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe về trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ lẫn kỹ năng mềm.
Cụ thể, về trình độ học vấn, phần lớn các doanh nghiệp công nghệ đang chiêu mộ vị trí kỹ sư điện tử viễn thông cho những ứng viên viên từng tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật – điện tử viễn thông thuộc các trường Đại học chuyên đào tạo về kỹ thuật chính quy với xếp loại khá trở lên. Đi kèm với đó là năng lực về ngoại ngữ và tin học.
Vì là một ngành đặc thù, ứng dụng tài liệu nước ngoài, cho nên mức ngoại ngữ tối thiểu để đăng ký vị trí này là bằng B trở lên hay chứng chỉ Toeic 450, đồng thời sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Ngoài ra, ứng cử viên mong muốn ứng tuyển vị trí này cần phải trau dồi thêm những kỹ năng mềm quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian… cũng như kỹ năng làm việc độc lập, khả năng chịu áp lực cao…
>> Xem thêm: Kỹ thuật Điện tử Viễn thông điểm chuẩn bao nhiêu?
5. Học kỹ sư viễn thông ở đâu?
Kỹ thuật điện tử viễn thông là một trong những ngành yêu cầu đầu vào cao điểm nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Điều đó cho thấy độ thu hút của ngành đối với nhiều sinh viên có đam mê với kỹ thuật. Có rất nhiều nơi đào tạo lĩnh vực này. Tuy nhiên để cấp cho bạn chuẩn chứng chỉ và đảm bảo uy tín thì khá ít. Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông là một trong số địa chỉ đào tạo ngành này uy tín, chất lượng.
Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo trực tiếp cho sinh viên theo học tại trường, học viện còn triển khai chương trình đào tạo đại học từ xa cho các học viên có nhu cầu. Chương trình đào tạo từ xa ngành điện tử viễn thông của PTIT vô cùng chất lượng. Trong quá trình học, bạn sẽ được cung cấp tài khoản E-learning để lấy tài liệu học tập.
Qua đó, học viên hoàn toàn có thể nắm vững được các kiến thức cần phải ghi nhớ. Sau khi hoàn thành chương trình học, học viên hoàn toàn có thể tự tin với đầy đủ kiến thức và kỹ năng được trang bị, có thể đảm nhiệm nhiều vai trò và vị trí khác nhau.
>> Xem thêm: Tìm hiểu ngành kỹ thuật điện tử viễn thông bưu chính viễn thông
6. Lời kết
Mong rằng bạn đã hiểu hơn về kỹ sư viễn thông là gì và tổng quan về ngành này qua bài viết của TNUT. Đây là ngành hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều tiềm năng cho tương lai. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại liên hệ phía dưới để được tư vấn miễn phí nhanh nhất từ thầy cô nhà trường nhé!
>> Nguồn: hotcourses.vn, set.hust.edu.vn, figogroup.vn