Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Ngành này thì cần học những môn nào? Cần có những tố chất nào để theo học được nó? Đặc biệt ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sau này làm gì? Cùng mình xem bài viết bên dưới để giải đáp những câu hỏi của bạn nhé!
1. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử, các mạng lưới truyền dẫn thông tin cho mục đích giao tiếp xuyên biên giới. Từ đó, có thể hiểu đơn giản ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị truyền thông tin.
Ngành còn là một trong những ngành được đánh giá cao về nhu cầu nhân lực trong thời đại công nghệ 4.0.Trong tương lai, toàn ngành có mức tăng trưởng dự báo khoảng 7% và sẽ tiếp tục tăng cao. Chính vì vậy, những người chọn đi theo con đường điện tử viễn thông có cơ hội gây dựng sự nghiệp thành công cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác.
Xem thêm: Kỹ sư ngành kỹ thuật điện tử viễn thông lương bao nhiêu?
2. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông cần học những môn nào?
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông đào tạo người học khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Ngoài kỹ thuật điện tử viễn thông sau này làm gì thì người đọc còn rất quan tâm đến ngành này sẽ học những môn gì, đào tạo như thế nào? Không chỉ vậy, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông còn đào tạo người học thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
Kiến thức ngành học này bao gồm:
- Cơ sở về phân tích
- Thiết kế mạch điện tử
- Thiết kế vi mạch
- Kiến thức về cải tiến
- Nâng cấp các hệ thống viễn thông
- Đài truyền hình
- Thông tin vệ tinh
- Lập trình tự động giải quyết vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống và khả năng nghiên cứu
- Chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.
Bên cạnh đó ngành kỹ thuật điện tử viễn thông trang bị cho sinh viên các kỹ năng bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông trong công nghiệp và trong đời sống dân dụng.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào tốt nhất?
3. Những tố chất cần thiết khi học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là một trong những ngày thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ có niềm đam mê kỹ thuật và yêu thích ngành điện tử truyền thông. Tuy nhiên, không phải ai theo học ngành này cũng thành công. Vậy khi học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông thì cần có những tố chất nào?
- Niềm đam mê với khoa học
- Năng động, sáng tạo trong công việc
- Sự kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi
- Tư duy logic
- Kỹ năng phân tích tổng hợp thông tin
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành
- Kỹ năng về ngoại ngữ
- Kỹ năng tin học
4. Học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sau này làm gì?
Khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông bạn sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc trong môi trường năng động và không quá áp lực. Các kỹ sư ngành kỹ thuật điện tử viễn thông có thể đảm nhiệm công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: chuyên viên tư vấn, thiết kế, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh – truyền hình, chuyên viên thiết kế, quy hoạch, tối ưu mạng, kỹ sư sản xuất phần mềm trên thiết bị di động, chuyên viên thiết kế truyền dẫn tại các công ty điện tử viễn thông. Cụ thể như sau:
- Kỹ sư thiết kế mạng
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính
- Kỹ sư thiết kế vi mạch
- Chuyên viên xử lý các vấn đề về mạng
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo hệ thống điện tử
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế mạng viễn thông
- Nhân viên quản trị mạng viễn thông
- Nhân viên vận hành, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ mạng viễn thông
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông.
- Nhân viên xử lý âm thanh và hình ảnh của đài truyền hình
- Kỹ sư phát triển các dịch vụ và ứng dụng di động
- Nhân viên xử lý cơ sở dữ liệu
- Nhân viên khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu
Xem thêm: Học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ra trường làm gì?
5. Các trường đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông?
Là ngành học được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học nên hiện tại có rất nhiều trường đại học có ngành đào tạo này để đáp ứng nhu cầu học của các bạn sinh viên. Sau khi đã tìm hiểu kỹ thuật điện tử viễn thông sau này làm gì? ta cùng tìm hiểu qua các trường đào tạo ngành này sau đây. Tiêu biểu một số trường có ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sau đây bạn có thể tham khảo.
Các trường ở khu vực miền Bắc:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)
- Đại học công nghiệp Hà Nội
- Học viện kỹ thuật mật mã
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Các trường ở khu vực miền Trung:
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh
- Đại học Vinh
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Các trường ở khu vực miền Nam:
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ( phía Nam)
- Trường Đại học Giao thông Vận tải – Phân hiệu tại TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Lạc Hồng
Trên đây là những gợi ý các trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang đi làm hoặc có nhu cầu học thêm ngành 2, bạn có thể tìm hiểu về Chương trình đào tạo từ xa ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đây là một trong những địa chỉ uy tín để bạn tin tưởng theo học hệ đào tạo từ xa này. Những lợi ích khi bạn theo học Chương trình đào tạo từ xa ngành kỹ thuật điện tử viễn thông tại Học viện:
- Chủ động thời gian, địa điểm học tập theo bạn sắp xếp
- Sinh viên trao đổi, thảo luận thoải mái môn học với giảng viên và các sinh viên khác thông qua hệ thống học tập từ xa E – Learning.
- Giảng viên, cố vấn giàu kinh nghiệm
- Bằng cấp được Bộ GD&ĐT công nhận
Để tìm hiểu thêm kĩ hơn về Chương trình đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bạn đăng ký để nhận tư vấn miễn phí chi tiết.
6. Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp đáp thắc mắc của bạn về ngành kỹ thuật điện tử viễn thông và biết được ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sau này làm gì để bạn chắc chắn hơn trong những quyết định của mình trong tương lai.