Xét học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

Nhiều trường đại ngày nay đã và đang triển khai hình thức xét học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông, nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như số lượng sinh viên trúng tuyển, PTIT cũng vậy. Xét tuyển học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì? Phương thức xét tuyển học bạ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết này của E-Learning PTIT nhé!

1. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông nghiên cứu các thiết bị tạo mạng viễn thông

Kỹ thuật Điện tử viễn thông là một chuyên ngành hoạt động dựa trên việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nhằm tạo ra các thiết bị vệ tinh, cáp và mạng lưới viễn thông điện tử như: điện thoại, laptop, máy tính cây, Tivi,…. Nhờ đó giúp hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu được xây dựng, giúp việc tiến hành trao đổi thông tin từ xa thuận lợi nhất.

Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông hiểu đơn giản bao gồm có hai lĩnh vực chính:

  • Điện tử: Nghiên cứu, chế tạo ra hệ thống bảng vi mạch điện tử, chính là phát triển bộ não điều khiển tất cả các hoạt động đối với một thiết bị thông minh.
  • Viễn thông: Nghiên cứu và sử dụng các thiết bị truyền thu, phát tín hiệu từ xa hay còn gọi là tạo nên mạng viễn thông, hệ thống viễn thông bao gồm thành phần là: thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối, thiết bị chuyển mạch, môi trường truyền.

>> Xem thêm: Bật mí lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

2. Cách xét học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông tại PTIT

Đối với Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông thì hiện nay việc xét tuyển học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông được tiến hành theo quy định cụ thể suốt nhiều năm qua.

2.1. Đối tượng tuyển sinh xét học bạ

Hình thức xét tuyển dựa trên học bạ THPT đối với ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

Thí sinh xét tuyển học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông phải đảm bảo đã được xét hoàn thành tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (hoặc theo hình thức giáo dục thường xuyên hoặc xét theo giáo dục chính quy) trở lên.

Các đối tượng xét học bạ còn phải đảm bảo thêm tiêu chí:

  • Theo luật Giáo dục đề ra và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (được nước sở tại cho phép và ghi nhận bằng tốt nghiệp đạt trình độ tương đương so với trình độ tốt nghiệp THPT tại Việt Nam).
  • Có đủ sức khỏe để đảm bảo quá trình học tập, theo quy định hiện hành.
  • Thoả mãn các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

>> Xem thêm: Tổng hợp review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

2.2. Phạm vi tuyển sinh xét học bạ

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông trên phạm vi cả nước.

2.3. Phương thức tuyển sinh xét học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

Đối với ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, thí sinh được xét tuyển 1 trong 2 tổ hợp là A00 và A01.

  • Đối với thí sinh đã có bằng cao dẳng, đại học hệ chính quy: xét tuyển thẳng
  • Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: sử dụng kết quả thi THPT năm 2022, 2023 hoặc kết quả 03 năm học THPT với các môn tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển để thực hiện xét học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

3. Xét học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông hệ từ xa PTIT

Hệ học từ xa tìm kiếm tài liệu trực tuyến thông qua phần mềm E-learning

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã triển khai hình thức xét tuyển học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông đối với hệ đào tạo đại học từ xa của nhà trường. Vẫn dựa trên tiêu chí xét tuyển tổng trung bình 3 môn đăng ký ở những năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12.

Hệ đào tạo từ xa chính là hình thức truyền đạt nội dung học tập thông qua nền tảng trực tuyến E – Learning, giảng viên không cần đến lớp và người học cũng vậy. Dựa trên tài khoản của học viên đã được cung cấp, bạn sẽ lên đăng nhập lên hệ thống để tiến hành lấy tài liệu, theo dõi bài giảng và làm bài thi thường xuyên.

Lộ trình học kỹ thuật điện tử viễn thông được đưa ra cho học viên đều dàn trải. Ở thời gian gian đào tạo 1-2 năm đầu, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức đại cương, sau đó tới kiến thức cơ sở, rồi tiếp tục vào chuyên sâu ngành. Thời gian cuối đợt sẽ có các bài kiểm tra nhỏ và lớn. Với lộ trình đào tạo được sắp xếp khoa học, bạn hoàn toàn lãnh hội được kiến thức quan trọng cần ghi nhớ, mà không cần tốn quá nhiều công sức, thời gian và tài chính để đến trường.

4. Kết luận

Mong rằng với bài viết về xét học bạ ngành kỹ thuật điện tử viễn thông vừa rồi đã giúp bạn phần nào đó hiểu hơn về hình thức xét tuyển này, cũng như rõ hơn về phương thức tuyển sinh của PTIT. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể để lại liên hệ trực tiếp phía dưới bài viết, các thầy cô PTIT sẽ liên hệ tới bạn để tư vấn rõ hơn.

Tham khảo: tuyensinh.ptit.edu.vn; hutech.edu.vn

>> Xem thêm: Sự thật học kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc?

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Học PTIT văn bằng 2 – Những điều có thể bạn chưa biết

Học PTIT văn bằng 2 là cơ hội tuyệt vời giúp người học nâng cao trình độ và mở rộng cơ hội nghề nghiệp....

Học lập trình online ở đâu chuyên sâu, toàn diện nhất?

Học lập trình online ở đâu để có được kiến thức toàn diện từ lý thuyết đến thực hành? Trường uy tín cung cấp chương trình đào tạo lập trình từ xa uy tín cho bạn.

[THÔNG BÁO] Lễ Khai giảng Đợt 3 năm 2024

Lễ Khai giảng Đợt 3 năm 2024 Chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học lập trình ở đâu tốt nhất Hà Nội? Bật mí địa chỉ học uy tín, chất lượng

Bạn đang tìm kiếm địa chỉ học lập trình ở đâu tốt nhất Hà Nội? Bài viết dưới đây sẽ bật mí những tiêu chí "vàng" và gợi ý những trung tâm đào tạo hàng đầu, giúp bạn tự tin lựa chọn!
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!