Nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư khi học đại học?

Bằng cử nhân và kỹ sư là hai loại bằng phổ biến được cấp trong chương trình đào tạo đại học. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai loại bằng nên thắc mắc nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư?. Vì thế, trong bài viết này, hãy cùng E-PTIT tìm hiểu về hai loại bằng này để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhé!

1. Bằng cử nhân là gì?

nen lay bang cu nhan hay ky su
Nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư là điều nhiều người quan tâm

Về việc nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư, thì mỗi loại bằng sẽ có một hình thức đào tạo khác nhau.

Bằng cử nhân là bằng tốt nghiệp chương trình đại học của những chuyên ngành liên quan tới lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật. Thời gian học để nhận bằng cử nhân là khoảng 4 năm. Sinh viên được cấp loài văn bằng này, sau khi ra trường sẽ được gọi là cử nhân.

Chương trình đào tạo của các chuyên ngành cấp bằng cử nhân thường có số tín chỉ không vượt quá 130 tín. Hình thức đào tạo của chương trình cử nhân hướng tới việc rèn luyện khả năng tư duy và phân tích cho sinh viên. Để từ đó, sinh viên có thể tự học và bổ sung các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực theo học một cách học thuật.

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo nhiều chuyên ngành cấp bằng cử nhân cho bạn lựa chọn, nên bạn không cần lo lắng nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư. Hình thức thi tuyển đầu vào thường dựa trên các phương án như dựa trên kết quả thi THPTQG, xét học bạ, thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng trực tiếp. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn ra một hình thức ứng tuyển phù hợp với bản thân.

>> Xem thêm: Từ A đến Z về hệ đào tạo và loại hình đào tạo bậc đại học

2. Bằng kỹ sư là gì?

nen lay bang cu nhan hay ky su
Sinh viên làm đồ án tốt nghiệp

Bằng kỹ sư là bằng cấp cho sinh viên khi tốt nghiệp đại học của một số chuyên ngành liên quan tới các lĩnh vực như kỹ thuật, xây dựng, công nghệ, cơ khí, môi trường. Thời gian học và nhận bằng kỹ sư thường mất khoảng từ 5 tới 5,5 năm. Sau khi tốt nghiệp, người nhận loại bằng này sẽ được gọi là kỹ sư.

Số tín chỉ trong chương trình đào tạo kỹ sư sẽ từ 150 tín trở lên. Nếu phân vân nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư thì bằng kỹ sư sẽ đào tạo chuyên sâu vào ngành học. Từ đó, giúp người có đầy đủ các kiến thức về ngành và kỹ năng làm việc đi kèm.

Hiện nay, chỉ có một số trường đại học thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ mới đào tạo và cấp bằng kỹ sư. Hình thức tuyển sinh đầu vào của các ngôi trường này cũng giống với những trường đại học cấp bằng cử nhân hiện nay.

>> Xem thêm: Tổng hợp danh sách các trường cấp bằng kỹ sư công nghệ thông tin

3. Nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư khi học đại học?

Bằng cử nhân là điều kiện cơ bản để bạn có thể ứng tuyển vào vị trí công việc nào đó. Các công việc yêu cầu có bằng cử nhân thường được trả mức lương cao hơn những công việc không yêu cầu bằng cấp. Bằng cử nhân không chỉ là một giấy chứng nhận những kiến thức mà bạn tích lũy được, đó còn giúp mang lại nhiều cơ hội hơn trong công việc và cả cuộc sống cá nhân.

Bằng kỹ sư sẽ giúp bạn được học chuyên sâu về ngành học và được hướng dẫn phát triển kỹ năng chuyên môn. Sau khi ra trường, bạn có thể ứng dụng ngay lập tức vào công việc. Theo một số khảo sát về mức thu nhập của VietnamWorks, các kỹ sư có mức thu nhập khởi điểm ở mức 11 triệu đồng/ tháng.

Dựa vào những chia sẻ về hai loại bằng cấp nói trên, bạn có thể thấy lĩnh vực đào tạo của hai văn bằng là khác nhau. Nên để trả lời cho câu hỏi “Nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư khi học đại học?”, thì điều đó phụ thuộc vào chuyên ngành học của bạn.

4. Ở đâu cấp bằng cử nhân và bằng kỹ sư?

nen lay bang cu nhan hay ky su
Bạn trẻ tìm hiểu việc nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư

Vậy là bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc “Nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư?”. Nếu muốn tìm một địa chỉ đào tạo cấp hai loại bằng này, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo từ xa của học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xem sao nhé!

Trong chương trình có đang đào tạo 3 chuyên ngành, đó là:

Hình thức tuyển sinh đầu vào của 3 ngành học này là xét tuyển hồ sơ. Bạn chỉ cần có bằng THPT là đã có thể xét tuyển và không cần phải thi tuyển đầu vào. Khi tham gia chương trình đào tạo, bạn sẽ được tham gia vào hệ thống trực tuyến E-learning, không phải lên trường để học. Vì vậy, hình thức học tập này có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong vấn đề đi lại hoặc có ít thời gian lên lớp.

Về kiến thức giảng dạy, bạn sẽ được hướng dẫn học theo lộ trình tài liệu do đội ngũ giảng viên biên soạn. Khi cần trao đổi hay cần giải đáp thắc mắc, như việc nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư, bạn chỉ việc truy cập vào diễn đàn của hệ thống Elearning và thầy, cô sẽ trả lời cho bạn.

Ngoài việc giảng dạy các kiến thức chuyên môn, chương trình đào tạo từ xa của E-PTIT cũng hướng tới vấn đề trau dồi ngoại ngữ cho học viên. Hiện tại, hệ đào tạo từ xa đang giảng dạy hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, với cam kết đầu ra giúp người học có trình độ tương đương B2 hoặc N4 trở lên. Đây cũng là hai ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở châu Á trong các lĩnh vực như công nghệ và kỹ thuật. Vì vậy sẽ có lợi cho bạn khi lựa chọn học hai chuyên ngành này.

Để biết thêm thông tin khác về hệ đào tạo từ xa của E-PTIT, hãy để lại liên hệ để được tư vấn nhiều hơn nhé!

Nguồn: Tuyensinh.qui.edu.vn; Vietnamworks.com; Thuvienphapluat.vn

>> Bài viết liên quan:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Tất tần tật thông tin liên quan đến thiết bị IoT là gì?

IoT là xu hướng công nghệ bùng nổ trong những năm trở lại đây, được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều sự cải tiến...

Ngành iot là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Ngành IoT đang phát triển mạnh mẽ, kết nối các thiết bị thông minh để thu thập và trao đổi dữ liệu trong nhiều...

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!