Mô hình quản trị nguồn nhân lực là mô hình dùng để quản lý các hoạt, công việc liên quan đến nhân sự trong công ty. Hiện nay có 5 mô hình phổ biến được nhiều doanh nghiệp đang áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vậy 5 mô hình đó là gì, hãy cùng PTIT đi vào tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!
1. Định nghĩa về mô hình quản trị nguồn nhân sự là gì?
Mô hình quản trị nguồn nhân lực là mô hình dùng để quản lý tất cả mọi hoạt động cũng như công việc của tất cả các nhân viên trong công ty. Bao gồm: Hoạt động tuyển dụng nhân sự, thu hút nhân tài về làm việc cho công ty, tổ chức các hoạt động đào tạo và phát triển năng lực nhân viên, đánh giá hiệu quả làm việc, năng lực của nhân viên, hoạt động duy trì sự ổn định và phát triển của các nguồn lực có trong công ty,…
Mục đích của mô hình quản trị nguồn nhân lực là giúp khai thác và tận dụng tối đa nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. Mục đích này nhằm mang đến giá trị về tinh thần lẫn kinh tế cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nếu muốn phát triển mạnh mẽ và lâu dài, thì không thể thiếu công tác quản trị nguồn nhân lực.
Mục đích của mô hình quản trị nguồn nhân lực là giúp khai thác tối đa nguồn nhân lực một cách hiệu quả
Xem thêm: Quản trị kinh doanh thi khối nào?
2. 5 mô hình quản trị nguồn nhân lực phổ biến, mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay
5 mô hình quản trị nguồn nhân lực được giới thiệu trong bài này đều là những mô hình tiêu chuẩn, đã và đang được áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Việc áp dụng tốt các mô hình quản trị này sẽ giúp nhà quản trị hệ thống hóa được thông tin lẫn đảm bảo nguồn nhân lực tại công ty.
2.1. Mô hình quản trị nhân sự 5PS của Schuler
Mô hình này sẽ tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra với 5 hoạt động nhân sự được hình thành từ những yếu tố sau:
Philosophy – Quan điểm quản trị nhân sự
Policies – Chính sách nguồn nhân lực
Programs – Chương trình
Process – Quy trình quản lý nguồn nhân lực 5P
Practices – Những hoạt động và thông lệ
Với việc xác định rõ các hoạt động trên, mô hình quản trị này đã chỉ ra mối tương tác giữa các hoạt động nhân sự cần thiết để hình thành và phát triển hành vi của các cá nhân và đội nhóm, nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp.
Tác giả của mô hình này, đã cho rằng doanh nghiệp cần phải bắt đầu từ việc xác định nhu cầu kinh doanh chiến lược và phân tích một cách chi tiết, có hệ thống giữa tác động của các nhu cầu đó đối với 5 hoạt động quản trị nguồn nhân lực ở trên.
Mối liên hệ giữa các chiến lược và hoạt động quản trị nhân sự được củng cố bằng cách khuyến khích sự tham gia của các nhân viên vào quá trình xác định vai trò của họ. Mô hình quản trị nguồn nhân lực này cũng tạo ra nhiều cơ hội cho phòng nhân sự có thể tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Xem thêm: Quản trị kinh doanh học trường nào ở Hà Nội
2.2. Mô hình quản trị nguồn nhân lực theo kiểu Nhật của WILLIAM OUCHI
Mô hình quản trị nhân sự này chú trọng trong việc tăng sự trung thành của nhân viên với công ty bằng cách tạo cho họ niềm tin và tạo cho họ sự mãn nguyện trong và ngoài giờ làm việc.
Cần đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới. Đảm bảo nhân viên tham gia quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình với cấp trên, cho người lao động đưa ra đề nghị của mình rồi cấp trên mới quyết định sau.
Nhà quản trị cấp cơ sở phải có đầy đủ quyền hạn xử lý các vấn đề cấp cơ sở đang mắc phải. Có năng lực điều hành, phối hợp các quan điểm của nhân viên, đồng thời khuyến khích nhân viên phát huy hết năng lực của họ.
Ngoài ra, công ty cũng cần phải đảm bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên có thể yên tâm làm việc và gia tăng tinh thần trách nhiệm.
Nhà quản lý cũng cần phải thường xuyên quan tâm đến các phúc lợi của nhân viên, làm cho họ thấy sự thoải mái, không có sự phân biệt giữa cấp trên và cấp dưới.
Đánh giá năng lực của nhân viên một cách toàn diện, rõ ràng, cẩn trọng và đưa ra biện pháp kiểm soát tế nhị, giữ thể diện cho nhân viên.
Mô hình này được rất nhiều người ủng hộ, đối với người Nhật nói riêng và người Tây phương nói chung, họ luôn coi trọng sự trung thành và lòng tự trọng của họ. Đó là phương thức mà người Nhật sử dụng, giúp đem lại hiệu quả và thành công cho công ty.
Xem thêm: Nên học quản trị kinh doanh hay marketing?
2.3. Mô hình quản trị nhân sự kiểu GROW
GROW là chữ viết tắt của 4 khía cạnh trong quản lý là:
G – Goal – Mục tiêu
R – Reality – Hiện thực
O – Options (or Obstacles) – Lựa chọn (hoặc Trở ngại)
W – Will – Hành động cụ thể để hiện thực mục tiêu
Mô hình này dựa vào nguyên lý người lãnh đạo lập ra kế hoạch cho một lộ trình (Goal). Dựa vào lộ trình này, các nhân viên trong nhóm sẽ quyết định địa điểm họ đến và xác định vị trí của họ (Reality).
Sau đó, nhà quản trị sẽ suy nghĩ, lựa chọn giải pháp phù hợp để thực hiện chuyến đi, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra trên đường ( Options). Sau cùng là hun đúc ý chí, nhà quản trị cần phải đảm bảo cho tất cả mọi thành viên trong nhóm đều quyết tâm hoàn thành chuyến đi (Will).
Mô hình quản lý GROW giúp nhà quản trị đưa ra được lộ trình và định hướng chính xác cho nhân viên phát triển.
Xem thêm: Tâm sự ngành quản trị kinh doanh
2.4. Mô hình quản trị nguồn nhân lực dùng thuyết nhu cầu MASLOW làm nền tảng phát triển
Đây là một mô hình phổ biến và quan trọng nhất trong việc xây dựng một mô hình quản trị nhân sự hiệu quả.
Tháp Maslow gồm 5 tầng giá trị được liên kết với nhau theo hình kim tự tháp: Nhu cầu thấp nhất là nhu cầu vật chất, sau đó là nhu cầu an toàn, nhu cầu quan hệ xã hội, nhu cầu nhận được sự tôn trọng và cao nhất là nhu cầu được thể hiện bản thân.
Nhà quản trị cần phải nắm rõ được nhu cầu của nhân sự đang nằm ở mức độ nào, để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp như: chế độ lương thưởng, tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các nhân viên, tôn trọng nhân viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân viên phát triển.
2.5. Mô hình quản trị nguồn nhân lực kiểu HARVARD
Mô hình quản trị nguồn nhân lực kiểu Harvard được đề xuất bởi Beer và các cộng sự của ông vào năm 1984.
Mô hình quản trị nhân sự này lấy con người làm trọng tâm, coi trọng các mối quan hệ giao tiếp giữa các nhân viên trong tập thể công ty, đề cao vai trò của nhà quản trị trong việc tạo nguồn động lực gắn kết đội nhóm.
Mô hình này cũng xác định một vài yếu tố chính gắn với việc tạo sự tích hợp bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm nhiệm vụ, chiến lược, cơ cấu tổ chức, văn hóa,…
Hiệu quả đạt được từ sự tích hợp giữa chính sách quản trị nhân sự với chiến lược kinh doanh là: lợi tức, thị phần, chất lượng sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp,tính sáng tạo, năng suất công việc, đạo đức nghề nghiệp lẫn doanh thu tăng lên.
Xem thêm: Các ngành nghề phát triển trong tương lai
3. Vai trò của một mô hình quản lý nguồn nhân lực phù hợp
Mô hình quản lý nguồn nhân lực có sự liên kết chặt chẽ với mô hình kinh doanh của công ty. Nếu công ty bạn sở hữu một mô hình quản lý nhân sự hiệu quả, công ty có thể:
- Thu hút – đào tạo được nguồn nhân sự chất lượng cao cho công ty
- Phát triển – duy trì nguồn nhân lực đủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất phát triển đề và ổn định. Giúp giữ chân người giỏi, đặc biệt các nhân sự phù hợp.
- Tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn lực: Khai thác hết các kỹ năng và tổ chất của một nhân viên, sử dụng đúng người vào đúng việc.
Để nhà quản trị có thể tìm ra được một mô hình quản trị nguồn nhân lực phù hợp với công ty thì đòi hỏi nhà quản trị cũng cần phải có kiến thức đủ sâu và rộng, kinh nghiệm và kỹ năng quản trị tốt, và có một tầm nhìn đủ rộng để bao quát được mọi hoạt động của công ty.
Hiện nay, tại Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đã và đang thực hiện công tác đào tạo ngành Quản trị kinh doanh để phục vụ nhu cầu tạo ra những nhà quản trị giỏi cho các doanh nghiệp.
Tại PTIT bạn có thể tham gia học tập với hình thức đào tạo từ xa E-learning, một hình thức mới đang được nhiều trường đại học áp dụng để phù hợp với xu hướng mới của xã hội.
Bạn hoàn toàn có thể tự chủ được quá trình học tập của mình. Tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi mà không phải lo lắng vấn đề hàng ngày phải tới trường. Hình thức này rất phù hợp cho những người đang vừa học vừa muốn đi làm, hoặc không có điều kiện học đại học do khoảng cách địa lý,…
4. Kết luận
Trên đây là bài chia sẻ của PTIT về chủ đề “Mô hình quản trị nhân sự là gì? 5 mô hình quản trị nhân sự phổ biến, mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay?” Nếu bạn có câu hỏi nào cần được giải đáp, thì đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới. PTIT sẽ cố gắng hỗ trợ bạn tốt nhất!
Tài liệu tham khảo:
weone.vn
elearning.lacviet.vn
amis.misa.vn