Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?

Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để lưu trữ, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ,… thông tin nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên, ngành học này được chia thành 07 chuyên ngành khiến người học hoang mang không biết nên chọn chuyên ngành nào. Vậy nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin? Đừng bỏ qua bài viết này của PTIT nhé!

1. 07 chuyên ngành của Công nghệ thông tin

nen hoc chuyen nganh nao cua cong nghe thong tin

Công nghệ thông tin được chia thành 07 chuyên ngành. Đó là công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, trí tuệ nhân tạo và Robotics, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, an toàn thông tin và hệ thống quản lý thông tin. Vậy các ngành này học về cái gì? Tìm hiểu ngay.

1.1 Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm (hay còn gọi là kỹ thuật phần mềm) thuộc một trong những chuyên ngành quan trọng của Công nghệ thông tin. Với chuyên ngành này, người học sẽ có cơ hội tiếp cận với kiến thức về xây dựng và phát triển phần mềm thông qua công cụ lập trình cũng như cách tạo nên một dự án phần mềm thành công. Từ thiết kế, phát triển, vận hành đến bảo trì toàn bộ hệ thống phần mềm luôn hoạt động hiệu quả.

1.2 Khoa học máy tính (Computer Science)

Khoa học máy tính là ngành học thiên về việc tính toán và lý thuyết chuyên môn về hệ thống thông tin, cho phép người học học chuyên sâu về các chương trình máy tính trên nền tảng website hoặc ứng dụng để khai thác các thuật toán vào những chương trình này.

1.3 Kỹ thuật máy tính

Còn Kỹ thuật máy tính là ngành học tập trung nhiều vào phần cứng và phần mềm của hệ thống máy tính giúp người học xây dựng nền tảng chuyên môn về mạch điện tử, điện tử của máy tính hay các thiết bị công nghệ.

1.4 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ngày càng được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng do sự phát triển chóng mặt của Internet. Chuyên ngành này cung cấp kiến thức chuyên môn về xây dựng mạng Internet dựa trên các nguyên lý và phương thức thiết kế nhất định.

1.5 An toàn thông tin

Nghe tên gọi thôi bạn đã biết ngành An toàn thông tin học về gì đúng không? Chuyên ngành này cung cấp kiến thức chuyên môn về việc đảm bảo an toàn, an ninh cho thông tin và dữ liệu từ cấp độ cá nhân đến cấp độ chính phủ trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều tội phạm về an ninh mạng như hiện nay.

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin học mấy năm?

1.6 Hệ thống quản lý thông tin

Đây là chuyên ngành hết hợp cung cấp kiến thức về phần cứng lẫn phần mềm cùng mạng truyền thông. Người học sẽ có khả năng quản trị, giám sát, tổng hợp, thu thập, khai thác và phân phối dữ liệu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

1.7 Robotics và trí tuệ nhân tạo (AI)

Robotics và trí tuệ nhân tạo đang là ngành học được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây là chuyên ngành cung cấp kiến thức về lập trình – huấn luyện máy tính và AI thực hiện các công việc như thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu thu được nhằm đề xuất giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.

Như thế, với 07 chuyên ngành nói trên, nếu không tìm hiểu kỹ thì thật khó để chọn ra chuyên ngành mình yêu thích và dễ dàng phát triển trong tương lai.

Xem thêm: Ưu thế lớn nhất của công nghệ thông tin là gì?

2. Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?

nen hoc chuyen nganh nao cua cong nghe thong tin
Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin

Từ các diễn đàn công nghệ, rất nhiều chuyên gia và người làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đã chỉ ra nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin, bạn có thể tham khảo. Đó là:

  • Khoa học máy tính: Làm về các thành tựu khoa học và công nghệ đang hot như AI, Bigdata, Blockchain,… Tuy khó tìm việc khi học chuyên ngành này nhưng đổi lại mức lương cao, tương lai phát triển tốt, phù hợp với những người thích sáng tạo, nghiên cứu khoa học và có học lực vượt trội.
  • Kỹ thuật máy tính: Làm về phần cứng, thiết bị hoặc bảo trì, thi công mạng. Tìm việc khi ra trường dễ, mức lương từ trung bình đến cao, năng lực làm việc tốt mới dễ thăng tiến, phù hợp với nam giới.
  • Kỹ thuật phần mềm: Có thể làm lập trình viên, tester hoặc QC,… Dễ tìm việc, dễ thăng tiến với mức lương từ trung bình đến cao, phù hợp cho người có tư duy logic tốt.
  • Hệ thống quản lý thông tin: Làm quản trị hệ thống, hỗ trợ khách hàng hoặc deployer. Cơ hội việc làm bình thường với mức lương trung bình đến cao, phù hợp với người thích ổn định, cẩn thận trong công việc và ít yêu cầu về sáng tạo.
  • An toàn thông tin: Làm nhân viên an ninh mạng, nhân viên tư vấn bảo mật, làm cho các công ty chuyên về bảo mật. Khó tìm việc sau tốt nghiệp nhưng lương cao đến rất cao, phù hợp với người thích phiêu lưu, mạo hiểm, dám làm dám sai dám sửa.

Xem thêm: Phần mềm E-learning là gì? Những lợi ích của phần mềm E-learning

3. Học ngành Công nghệ thông tin hệ từ xa ở đâu chất lượng?

nen hoc chuyen nganh nao cua cong nghe thong tin
Học ngành Công nghệ thông tin hệ từ xa ở đâu chất lượng?

Người bận rộn, đã đi làm hoặc muốn học thêm văn bằng 2 thường chọn hệ đào tạo từ xa để sở hữu tấm bằng đại học giá trị. Vậy học ngành Công nghệ thông tin hệ từ xa ở đâu chất lượng?

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là đơn vị chuyên đào tạo ngành Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, Học viện PTIT cung cấp cho thị trường hàng nghìn lao động ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao. Đặc biệt, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xaPTIT đang là hệ đào tạo thu hút nhiều người theo học với các thế mạnh:

  • Hệ đào tạo từ xa của nhà trường có mức học phí thấp nhất.
  • Xét tuyển theo nhiều hình thức như dựa vào kết quả thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập 03 năm học THPT theo tổ hợp môn đăng ký.
  • Xét tuyển liên tục trong năm, hỗ trợ người học nhanh chóng tận tình.
  • Không giới hạn về không gian hay thời gian học tập, học vào thời gian rảnh.
  • Bài giảng thiết kế theo chương trình của hệ từ xa giúp người học tiếp thu nhanh, dễ hiểu và dễ thực hành do Thạc sĩ, Tiến sĩ phụ trách được Bộ GD&ĐT phê duyệt.
  • Bằng đại học do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cấp, được Bộ GD&ĐT công nhận, có giá trị tương đương với hệ chính quy.

Xem thêm: Tổng quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

4. Kết luận

Qua bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?” rồi phải không? Tóm lại, bạn cần cân nhắc đến 3 yếu tố sau khi chọn chuyên ngành của Công nghệ thông tin:

  • Đó là chuyên ngành bạn yêu, bạn thích.
  • Tương lai phát triển của chuyên ngành đó
  • Nơi đào tạo uy tín và chất lượng để truyền đạt tốt kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Nếu muốn đăng lý học Công nghệ thông tin, hãy liên hệ đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xa ngay và luôn để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

>>>Nguồn: glints.com, bkacad.edu.vn, vnexpress.net, yersin.edu.vn
>>>Bài viết liên quan:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Công nghệ iot là gì? Ứng dụng thông minh của Internet of Things trong đời sống

Internet of Things (IoT) đã và đang biến đổi cách chúng ta sống và làm việc hàng ngày. Với khả năng kết nối hàng...

Triển vọng phát triển ngành vi mạch điện tử tại Việt Nam hiện nay

Liệu nước ta có thể lặp lại câu chuyện thành công của các "con rồng châu Á" trong lĩnh vực sản xuất vi mạch?...

Thiết kế vi mạch là gì? Học ở đâu, cơ hội việc làm ra sao?

Trong thời đại số, các thiết bị điện tử trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu ngày...

Thiết kế vi mạch học ngành gì? Điểm chuẩn như thế nào?

Ngành thiết kế vi mạch chính là nơi bạn thỏa sức sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển của công nghệ hiện...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!