Các trường đào tạo điện tử viễn thông cùng với những vấn đề liên quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh, sinh viên. Hãy để bài viết sau của PTIT mang đến cho bạn những thông tin tổng quan về ngành học này cũng như cơ hội nghề nghiệp của lĩnh vực này.
1. Giới thiệu ngành đào tạo điện tử viễn thông
Kỹ thuật Điện tử viễn thông là một ngành kỹ thuật liên quan đến việc phát triển, thiết kế và vận hành các hệ thống truyền thông điện tử. Trong hệ thống này có thể bao gồm các thiết bị điện tử, các mạng máy tính, thiết bị phát sóng, mạch điều khiển,… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của 5G, công nghệ Internet, AI,… như hiện nay, nền tảng điện tử viễn thông tiên tiến là điều không thể thiếu.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp điện tử viễn thông lớn trên thế giới đang lựa chọn Việt Nam là nơi sản xuất của mình. Vì vậy, nhu cầu lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành đang ngày càng tăng cao. Điều này đòi hỏi phải có các trường đào tạo điện tử viễn thông chất lượng và uy tín để đào tạo nhân lực ngành này cho đất nước.
2. Các trường đào tạo điện tử viễn thông hàng đầu ở Việt Nam
Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, nhiều trường đại học đã đầu tư cơ sở vật chất và đưa vào giảng dạy đào tạo chương trình ngành học Kỹ thuật điện tử viễn thông. Những trường nổi bật về uy tín và chất lượng có thể kể đến:
2.1. Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khi nhắc đến các các trường đào tạo điện tử viễn thông thì không thể bỏ qua Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đây là trường kỹ thuật hàng đầu nước ta, chất lượng đào tạo ngành điện tử viễn thông của Đại học Bách khoa Hà Nội luôn được đánh giá cao.
Các chuyên ngành chuyên được đào tạo sẽ bao gồm kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật y sinh, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật đa phương tiện,… Hình thức tuyển sinh của trường năm nay gồm có:
- Tổ hợp xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá Tư duy: K00
- Tổ hợp xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPTQG: A00, A01
Chỉ tiêu tuyển sinh: 480
3.2. Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
Ở khu vực miền Nam, trường Đại học Bách khoa TP.HCM là đơn vị chất lượng hàng đầu trong đào tạo điện tử viễn thông. Ngành này thuộc khoa Điện – Điện tử của trường, là khoa lâu đời nhất với đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm. Chương trình đào tạo của trường được thiết kế theo chương trình CDIO định hướng ABET và đã được kiểm định AQAS, AUN.
Nhóm ngành xét tuyển: A00; A01
Chỉ tiêu: 670 (cho ngành chung Điện – Điện tử)
3.3. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Nằm trong danh sách các trường đào tạo điện tử viễn thông không thể không nhắc đến Học viện bưu chính viễn thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là cơ sở chuyên nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Học viện luôn đứng trong top 5 cả nước xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học đào tạo khối Công nghệ tốt nhất.
Trường có trụ sở tại Hà Nội và 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc trong 3 chuyên ngành chính là Mạng và dịch vụ Internet, Hệ thống IoT và Thông tin vô tuyến và di động.
Ngoài chương trình đào tạo chính quy học trực tiếp, học viện còn cung cấp chương trình đào tạo đại học từ xa. Với hình thức đào tạo từ xa, hoc viên không cần đến trường, chỉ cần học online tại nhà. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên sẽ được cấp bằng kỹ sư có giá trị hoàn toàn tương đương với bằng chính quy.
Nhờ áp dụng những tiến bộ công nghệ thông tin, chương trình này phù hợp với những người không có điều kiện học trực tiếp. Hơn nữa, đây là một hình thức học tập tiện ích, mang lại sự chủ động cho người học và đã được Bộ GD&ĐT công nhận.
>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh: Bằng đại học từ xa có giá trị không?
4. Những cơ hội việc làm trong ngành điện tử viễn thông
Đi đôi với các trường đào tạo điện tử viễn thông thì thông tin về cơ hội nghề nghiệp của ngành này cũng là điều được các thí sinh quan tâm. Theo dự báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực trong ngành điện tử viễn thông trong giai đoạn 2022-2025 ước tính khoảng 16.000 người/năm.
Với nhu cầu lao động cao như vậy, ngành điện tử viễn thông mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các ứng viên có kỹ năng phù hợp. Các cử nhân và kỹ sư điện tử viễn thông có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong đa dạng lĩnh vực.
- Thiết kế và quản lý các hệ thống mạng lưới, quản trị mạng, thiết kế tối ưu và vận hành các hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Thiết kế, lập trình và phát triển phần mềm cho nhiều thiết bị thông minh như điện thoại di động, robot, xe ô tô thông minh, tivi,..
- Thiết kế, chế tạo và vận hành các thiết bị, hệ thống thông tin trong lĩnh vực y tế.
- Thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống đa phương tiện và hệ thống hàng không vũ trụ – lĩnh vực rất mới mẻ và tiềm năng hiện nay.
- Sản xuất, thiết kế, vận hành và bảo trì tại các công ty sản xuất phần mềm và linh kiện điện tử viễn thông. Đặc biệt là các công ty chuyên về vi mạch, bán dẫn và công nghệ vật liệu tiên tiến.
- Tư vấn, thiết kế và quản lý kỹ thuật tại các đài truyền hình, đài phát thanh và các công ty mạng viễn thông.
>> Xem thêm: Kỹ sư điện tử viễn thông hệ từ xa có gì đặc biệt?
5. Lời kết
Các trường đào tạo điện tử viễn thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành. Mỗi trường đều có những lợi thế về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên chất lượng. Điều này đảm bảo những sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và có cơ hội việc làm rộng mở.
Nguồn: tuyensinh.edu.vn, hcmut.edu.vn, hust.edu.vn
>> Bài viết liên quan: