Ngành công nghệ thông tin tuy mang lại nhiều lợi ích và tiến bộ cho nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng cũng có những nhược điểm mà chỉ những người trong ngành mới hiểu được. Bài viết dưới đây của E-PTIT chia sẻ đến bạn những góc khuất nghề công nghệ thông tin để bạn hiểu về đặc trưng của ngành này.
1. Vì sao ngành IT luôn được xem là vua của mọi nghề?
Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc. Công nghệ đã xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, y học, kinh doanh, thương mại đến nấu ăn, tạo ra một lượng lớn nhân tài trong lĩnh vực này, tạo ra nguồn thu nhập và nhiều phúc lợi hấp dẫn.
Ngoài ra, những người hành nghề công nghệ thông tin còn có cơ hội đạt đến đỉnh cao sự nghiệp khi còn trẻ hoặc lựa chọn trở thành nhà tư vấn. Nhân viên công nghệ thông tin có tiềm năng phát triển nghề nghiệp rất lớn và không phải lo lắng bị tụt lại phía sau. Sự tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đòi hỏi các chuyên gia công nghệ thông tin phải có trình độ chuyên môn cao, năng lực kỹ thuật vững vàng và không ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Có nên vừa học vừa làm công nghệ thông tin không?
2. Những góc khuất ít ai biết khi theo học ngành công nghệ thông tin
Trong khi mọi người vẫn đang nhìn vào “vầng hào quang”, người hành nghề CNTT cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Trong lĩnh vực công nghệ, dù ở ngành nghề nào, người lao động đều phải đối mặt với những góc khuất nghề công nghệ thông tin.
2.1. Thời gian làm việc thất thường – góc khuất nghề công nghệ thông tin rõ rệt nhất
Vì công việc có độ khó cao và thời hạn chặt chẽ nên việc những ai làm việc trong ngành IT cũng đều phải lường trước được việc sẽ phải liên tục thức khuya. Đây là góc khuất nghề công nghệ thông tin điển hình.
Ngoài ra, các nhà phát triển phải sẵn sàng làm việc suốt ngày đêm (gần như trong suốt thời gian hệ thống hoạt động) để mang đến cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời với các sản phẩm công nghệ mà họ tạo ra.
>> Xem thêm: Học công nghệ thông tin từ xa – Những lợi ích thiết thực
2.2. Căng thẳng và kiệt sức do làm việc quá mức
Do nhu cầu cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ năng mới nên nhiều lập trình viên phải chịu áp lực rất lớn trong công việc và thường xuyên thiếu ngủ. Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người làm trong lĩnh vực này.
Các lập trình viên thường rơi vào những tình huống khó chịu hoặc gắt gỏng. Ngoài ra, các lập trình viên dành phần lớn thời gian trong ngày (8-12 giờ) để tập trung giải quyết vấn đề và có ít thời gian giao tiếp với những người dùng khác, điều này làm giảm đáng kể kỹ năng giao tiếp của họ.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc các hướng đi của ngành công nghệ thông tin cho người mới
2.3. Góc khuất nghề công nghệ thông tin – Dễ bị đào thải
Công nghệ là một nhóm ngành đòi hỏi sự sáng tạo và nhạy cảm cao của người thực hiện. Tuy nhiên, khi bộ não con người bước sang độ tuổi U30-U40 sẽ gặp rất nhiều trở ngại nên thường sẽ khó bắt kịp với những cái mới. Góc khuất nghề công nghệ thông tin này gây bất lợi rất nhiều cho họ khi phải làm việc trong ngành IT.
Vì vậy, những người muốn tìm việc sau tuổi 30 phải nỗ lực rất nhiều và dành nhiều thời gian để trau dồi kiến thức để có thể tiếp tục làm việc. Đây là góc khuất nghề công nghệ thông tin mà lao động của ngành này phải chấp nhận.
>> Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?
2.4. Triển vọng lương không duy trì được lâu dài
Tuy là một nghề mới nhưng sự cạnh tranh trong ngành lập trình viên lại vô cùng khốc liệt. Với tốc độ phát triển nhanh và chuyên môn được đảm bảo, các vị trí gần như được lấp đầy từ dưới lên trên.
Mức lương hiện tại của ngành lập trình là tương đối cao so với các vị trí khác trên thị trường tuyển dụng. Lập trình viên không có triển vọng nghề nghiệp rõ ràng. Đây là một lý do khác khiến việc trở thành một lập trình viên lại căng thẳng đến vậy. IT Research dự đoán công việc lập trình sẽ giảm 9% vào năm 2028. Cơ hội việc làm giảm đi là do tiến bộ công nghệ. Lập trình viên máy tính có thể làm việc từ xa từ mọi nơi trên thế giới, cho phép các công ty thuê lập trình viên từ các quốc gia có mức lương thấp hơn.
3. Vậy làm thế nào để theo đuổi được nghề công nghệ thông tin lâu dài?
Để tiến bộ hơn trong ngành lập trình viên, đòi hỏi các bạn trẻ phải có một lộ trình rõ ràng khi mới bắt đầu làm quen với nghề. Ngoài ra, trong quá trình học tập ở các trường đào tạo, bạn cũng nên bổ sung thêm cho mình những kỹ năng như ngoại ngữ để tăng lợi thế trong quá trình tìm việc.
Như vậy, có thể thấy, việc chọn trường đào tạo công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng. Nếu bạn chọn được đúng trường đào tạo, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tiến bộ, nắm vững kiến thức, kỹ năng trong nghề.
Học viện công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT) là trường đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tốt nhất, xếp hạng trong top 5 tại Việt Nam hiện nay. Trường không chỉ có chương trình chính quy đào tạo truyền thống mà còn là cơ sở giáo dục đi tiên phong trong việc cung cấp chương trình đào tạo đại học từ xa.
Chương trình đại học ngành công nghệ thông tin của trường được thiết kế với lộ trình vô cùng chặt chẽ, rõ ràng, tương thích với nền tảng E-Learning mà trường đang sử dụng. Đội ngũ giáo viên của nhà trường vẫn đang nỗ lực không ngừng để cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các học viên của mình.
Ngoài ra, trường cũng cung cấp các học phần ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh hoặc tiếng Nhật để học viên lựa chọn. Đây là một học phần cần thiết cho những ai muốn phát triển kỹ năng phục vụ cho công việc trong tương lai. Từ đó mà bạn có thể tự tin không bị sa đà vào những góc khuất của ngành công nghệ thông tin.
Bỏ qua mọi góc khuất nghề công nghệ thông tin, ngành nghề này vẫn đang triển vọng để người học đầu tư và theo đuổi. Hãy trải nghiệm chương trình đào tạo từ xa PTIT để chuẩn bị đủ hành trang cho nghề nghiệp tương lai của mình.
Nguồn: bachkhoa-aptech.edu.vn, dhthainguyen.edu.vn, sitde.neu.edu.vn
>> Bài viết liên quan: