IT là tên gọi tắt của Information Technology, có tên gọi khác là ngành công nghệ thông tin. Đây là ngành học rất hot ở thời điểm hiện tại vì xu hướng chuyển đổi số ở mọi mặt trong đời sống xã hội. Đó cũng là lý do khiến cho ngành này được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết học IT làm nghề gì, mức thu nhập ra sao và làm gì để xin được việc. Vì vậy, hãy đọc bài viết của E-PTIT dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Học IT làm nghề gì?
Có rất nhiều người chọn ngành công nghệ thông tin vì đây là ngành có mức thu nhập hấp dẫn và là ngành học xu thế ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết học IT làm nghề gì, vậy thì dưới đây là danh sách những công việc IT phổ biến:
1.1. Lập trình viên BackEnd/ FrontEnd
Đây là hai vị trí cùng nằm trong mảng lập trình website hoặc ứng dụng công nghệ. Hai vị trí này có khả năng hỗ trợ nhau rất nhiều. Lấy ví dụ cụ thể, trong một dự án phát triển website, người làm BackEnd có vai trò xây dựng và duy trì phần công nghệ bên trong của trang web. Còn người làm FrontEnd sẽ chịu trách nhiệm thiết kế giao diện bên ngoài, tạo ra các trải nghiệm thoải mái và tiện lợi cho người dùng.
>> Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?
1.2. Học IT làm nghề gì: Vị trí Quality Assurance (QA)/ Quality control (QC)
Đây là hai vị trí quan trọng có vai trò trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng của các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra. Họ phải đảm bảo rằng những sản phẩm đó đạt yêu cầu về chất lượng và đáp ứng được mong muốn của khách hàng.
Cụ thể, vị trí Quality Assurance sẽ làm các nhiệm vụ như xây dựng quy trình sản xuất, đề ra quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, soạn thảo tài liệu và hướng dẫn cho các bên liên quan của dự án làm theo. Còn vị trí Quality control sẽ trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng của các sản phẩm công nghệ theo những gì mà Quality Assurance đề ra.
>> Xem thêm: Sau khi tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin làm gì?
1.3. Vị trí DevOps
Đây là từ viết tắt của Development (Phát triển) và Operations (Vận hành). Công việc chính ở vị trí này là soát lỗi bug, viết unit, tự động hóa hệ thống và một số đầu việc khác như triển khai, tối ưu hoá, giám sát sản phẩm và phân tích kết quả. Để làm việc ở vị trí DevOps, bạn cần có kỹ năng như coding, scripting, …
1.4. Học IT làm nghề gì: Vị trí Data Scientist (DA)/ Data Engineer (DE)
Để làm được ở một trong hai vị trí này, bạn cần có kiến thức về ngành khoa học máy tính. Với vai trò là một Data Engineer, bạn sẽ là người xử lý các nguồn thông tin thô thành các nguồn thông tin thứ cấp. Những thông tin sau khi được xử lý, sẽ đưa sang cho Data Scientist sử dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh của công ty.
Về cơ bản, người làm Data Engineer sẽ thiên về xử lý kỹ thuật, còn người làm Data Scientist sẽ thiên về tính toán, nghiên cứu định lượng, thống kê.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?
1.5. Vị trí Project manager, Product manager
Ở một vài doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả 2 vị trí này có thể do một người đảm nhận và đôi khi vẫn có sự nhầm lẫn giữa chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên kể cả ở trong một tổ chức lớn.
Nếu bạn không biết học IT làm nghề gì thì vị trí Project manager sẽ tìm kiếm các đầu việc cần làm trong một dự án phát triển sản phẩm công nghệ, giao đầu việc cho những lập trình viên tham gia, kiểm tra tiến độ của các thành viên. Nhìn chung, Project manager sẽ làm việc nhiều với FrontEnd, BackEnd, DevOps và Quality Assurance, Quality control.
Còn vị trí Product manager sẽ là người làm việc với nhiều phòng ban, từ sales, khách hàng cho đến đội ngũ lập trình. Điều này là bởi họ cần hiểu mong muốn và những thay đổi từ bên phía phòng kinh doanh đưa ra để cùng đội ngũ kỹ thuật hiệu chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhất.
Ngoài 5 vị trí phổ biến trên, sinh viên công nghệ không biết học IT làm nghề gì, cũng có thể lấn sân sang những mảng khác, cùng ngành học và đòi hỏi kỹ năng liên quan, ví dụ như nhân viên kinh doanh công nghệ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên mạng, nhân viên phát triển và quản trị cơ sở dữ liệu, …
2. Làm gì để xin được việc sau khi học xong IT?
Vậy là bạn đã biết học IT làm nghề gì rồi, tuy nhiên làm sao để xin được việc ngay sau khi ra trường, bạn có thể trang bị những tip sau đây.
- Đi thực tập từ sớm: Thông thường các trường đại học sẽ đưa sinh viên đi thực tập vào kỳ cuối cùng, để giúp các bạn làm quen với môi trường làm việc. Tuy nhiên, điều này sẽ không giúp bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm luôn sau khi ra trường. Ở thời điểm hiện tại, nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao những hồ sơ có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm làm việc, hiểu rõ học IT làm nghề gì. Vì vậy, hãy chủ động đi thực tập từ sớm để vừa học hỏi, vừa làm quen nhanh với chốn công sở.
- Học thêm một ngoại ngữ: Mặc dù là dân công nghệ, không đòi hỏi phải giao tiếp nhiều. Nhưng, việc có khả năng sử dụng được một ngoại ngữ khác là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hiện nay, Việt Nam cũng có rất nhiều đối tác về công nghệ đến làm ăn và hợp tác. Vậy nên, đừng bỏ qua vấn đề này nhé.
- Đầu tư vào một số dự án cá nhân: Việc xây dựng và phát triển một dự án cá nhân có liên quan đến chuyên ngành học không giúp bạn tạo ra thu nhập. Nhưng, nó đem lại cho bạn kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức. Nếu không có nhiều thời gian đi làm từ sớm, bạn có thể đưa vào CV những dự án mà bạn đã tham gia để nhà tuyển dụng biết bạn biết học IT làm nghề gì.
>> Xem thêm: Công nghệ thông tin nên học trường nào ở TPHCM
3. Hệ đào tạo từ xa ngành Công nghệ thông tin của E-PTIT
Theo báo cáo về thị trường IT Việt Nam năm 2023 do TopDev phát hành, hiện nước ta đang thiếu khoảng 150 nghìn lao động có trình độ đại học về công nghệ thông tin. Vì vậy, nếu đang tìm hiểu học IT làm nghề gì trước khi theo đuổi ngành, bạn có thể tham khảo hệ đào tạo từ xa của E-PTIT.
Chương trình đại học từ xa do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức, được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận về giá trị bằng cấp. Về kiến thức giảng dạy sẽ do đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm biên soạn một cách hệ thống, giúp học viên được tiếp cận với những kiến thức phù hợp với thời đại hiện nay.
Vì là chương trình đào tạo từ xa, cho nên khi tham gia hệ đào tạo, bạn sẽ không cần phải đến trường để học. Thay vào đó, có thể tham gia lớp học từ xa, qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning PTIT. Đồng thời, bạn không cần bỏ ra những chi phí về học liệu, vì mọi kiến thức đã được giảng viên biên soạn thành các dạng tài liệu điện tử. Khi cần ôn tập, học viên chỉ cần truy cập vào hệ thống.
Ngoài ra, một điểm cộng nữa ở hệ đào tạo là vấn đề giảng dạy kỹ năng mềm ngoại ngữ. Hiện tại, học viên có thể thoải mái lựa chọn giữa tiếng Nhật và tiếng Anh với cam kết đầu ra đạt năng lực tương đương N4 hoặc B2. Để biết thêm thông tin về chương trình học này hay giải đáp vấn đề học IT làm nghề gì, bạn hãy để lại liên hệ phía bên dưới để thầy/ cô hướng dẫn thêm nhé!
>> Xem thêm: Giải đáp một số câu hỏi về đại học từ xa ngành công nghệ thông tin
4. Kết luận
Việc tìm hiểu học IT làm nghề gì có thể là bước đệm quan trọng cho bạn xác định nghề nghiệp của tương lai. Mong rằng những chia sẻ mà E-PTIT đem tới sẽ có ích cho bạn.
Nguồn: Hrchannels.com; Vietnamworks.com
>> Xem thêm: Học văn bằng 2 công nghệ thông tin từ xa, nên hay không nên?