Hiện nay, quản trị nhân lực là một trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai vì đa phần các doanh nghiệp đều cần phải có nguồn nhân lực để hoạt động. Vậy cơ hội việc làm, mức lương ngành quản trị nhân lực là bao nhiêu? Hãy cùng E-PTIT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mô tả công việc ngành quản trị nhân sự
Trước khi tìm hiểu mức lương ngành quản trị nhân lực, đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu về mô tả công việc của ngành này. Công việc chính của nhân viên quản trị nhân sự là quản trị con người, cụ thể hơn là quản trị người lao động trong doanh nghiệp. Các đầu việc mà một người quản trị nhân sự cần làm đó là:
1.1. Theo dõi và đánh giá hiệu suất công việc
Người quản trị nhân sự sẽ đảm bảo tất cả quá trình làm việc của toàn bộ dự án, trong đó có cả các công việc nhỏ mà từng bộ phận đang đảm nhận. Do vậy, họ cần phải lên kế hoạch xây dựng tiến độ và phân bố công việc theo thế mạnh mà từng bộ phận, từng cá nhân đang có.
Bên cạnh đó, dựa trên những kế hoạch đã được xây dựng , nhà quản trị sẽ đưa ra những mức thưởng và mức phạt cụ thể nhằm đánh giá đúng hiệu suất làm việc của từng nhân sự. Nếu họ làm tốt thì sẽ được thưởng và ngược lại, nếu họ làm trễ tiến độ công việc thì nhà quản trị cần có những biện pháp xử lý.
>> Xem thêm: Các môn học ngành quản trị nhân lực của sinh viên
1.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nhân viên
Mỗi nhân viên sau khi được tuyển dụng vào công ty cần phải tham gia những buổi huấn luyện nghiệp vụ để hiểu rõ về cách thức và quy trình làm việc.
Vì vậy, nhà quản trị nhân sự cần phải lên kế hoạch đào tạo rõ ràng cho nhân viên mới vào, đồng thời cũng cần xây dựng những khóa đào tạo những nhân viên có hiệu suất làm việc tốt trong công ty để giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trong công ty.
1.3. Tuyển dụng nhân sự cho từng vị trí công việc hợp lý
Người quản trị nhân lực sẽ là người nắm rõ số lượng nhân sự đang có trong công ty và ở từng bộ phận. Do vậy, họ cần phải xây dựng kế hoạch tuyển dụng sao cho phù hợp để đảm bảo đủ số lượng cũng như cải thiện về mặt hiệu suất làm việc.
>> Xem thêm: Quản trị nhân lực học những môn gì? Học xong có dễ xin việc?
1.4. Quản trị nguồn thông tin và lên kế hoạch nhân sự dự phòng
Người quản trị nhân lực cần nắm rõ lý lịch từng nhân viên để tránh tuyển dụng những người không phù hợp với công việc. Bên cạnh đó, họ còn cần phải chuẩn bị kế hoạch về nhân sự dự phòng cho các trường hợp nhân viên nghỉ việc đột xuất.
1.5. Đưa ra các chính sách và quyền lợi cho nhân viên
Đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều sẽ có mức thưởng theo doanh số cho từng cá nhân, đó chính là phúc lợi và quyền lợi của nhân viên.
Như vậy chúng ta đã biết một người quản trị nhân lực cần làm các công việc gì rồi. Từ mô tả công việc mà chúng ta có thể ước tính được lương ngành quản trị nhân lực nằm trong khoảng bao nhiêu?
>> Xem thêm: Giải đáp Quản trị nhân lực có cần tiếng anh không?
2. Mức lương ngành quản trị nhân sự ở các vị trí khác nhau là bao nhiêu?
Mức lương ngành quản trị nhân lực phụ thuộc vào vị trí làm việc của bạn. Ở những vị trí việc làm khác nhau thì lương ngành quản trị nhân lực cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
2.1. Đối với sinh viên mới tốt nghiệp
Mức lương ngành quản trị nhân lực của sinh viên mới tốt nghiệp là bao nhiêu chắc hẳn là điều băn của rất nhiều người. Bởi vì các bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm và đây là giai đoạn các bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế.
Vì vậy, mức thu nhập trung bình của đối tượng này thường sẽ rơi vào 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Mức lương này còn có thể tăng nếu bạn hoàn thành tốt công việc.
>> Xem thêm: Định hướng: Con gái có nên học quản trị kinh doanh không?
2.2. Lương của một chuyên viên quản lý nhân sự tổng hợp
Đây là vị trí công việc sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng. Công việc chính lúc này của bạn sẽ là sàng lọc hồ sơ, kết quả, tìm kiếm những ứng viên và lên danh sách, lịch phỏng vấn, quản lý các hồ sơ, giấy tờ quan trọng của các ứng viên, đồng thời giải quyết các công việc mà cấp trên giao phó.
Lương ngành quản trị nhân lực ở vị trí này thường sẽ giao động trong khoảng từ 5 – 12 triệu đồng/ tháng. Với mức kinh nghiệm đạt từ 2 – 5 năm tùy theo chính sách của từng công ty, doanh nghiệp đặt ra.
>> Xem thêm: Review về ngành Quản trị kinh doanh – Giải đáp mọi thắc mắc
2.3. Mức lương của giám sát nhân sự cấp trung
Giám sát nhân sự cũng thuộc ngành quản trị nhân sự. Đây là người có nhiệm vụ tạo ra một môi trường làm việc phù hợp với định hướng và tiêu chí mà công ty đã đặt ra.
Đồng thời, họ cũng sẽ đưa ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động cho các nhân viên của mình.
Mức lương ngành quản trị nhân lực của giám sát nhân sự cấp trung thường sẽ giao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng/ tháng.
2.4. Mức lương của trưởng phòng tiền lương và phúc lợi
Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi là vị trí có nhiệm vụ đảm nhiệm vai trò trong việc lương thưởng, phúc lợi cho toàn bộ nhân sự có trong công ty. Vị trí này thường sẽ đòi hỏi mức kinh nghiệm từ 8 – 12 năm. Thông thường trình độ yêu cầu cũng sẽ là cử nhân trở lên ở các ngành học liên quan.
Mức lương ngành quản trị nhân lực cho vị trí này thường sẽ giao động từ 20 – 40 triệu đồng/ tháng.
>> Xem thêm: Nên học quản trị kinh doanh hay marketing?
2.5. Mức lương phó phòng nhân sự
Phó phòng nhân sự sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho trưởng phòng trong các công việc như: điều hành, tổ chức, lên kế hoạch và thực hiện các công việc về quản trị nhân sự. Đồng thời cũng sẽ thực hiện một số công việc khác mà trưởng phòng phân công.
Với yêu cầu thâm niên làm việc từ 3 – 6 năm, mức lương ngành quản trị nhân lực của vị trí này sẽ nằm trong khoảng từ 12 – 30 triệu đồng/ tháng.
2.6. Mức lương trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất về các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Trưởng phòng nhân sự sẽ có vai trò quản lý, sắp xếp và giám sát các công việc của cấp dưới. Đảm bảo công việc quản trị nhân sự đạt hiệu quả cao nhất.
Mức lương ngành quản trị nhân lực trung bình của vị trí này sẽ từ 15 – 45 triệu đồng/ tháng.
>> Xem thêm: Tâm sự ngành quản trị kinh doanh – ngành học làm “sếp”
2.7. Mức lương của giám đốc nhân sự
Giám đốc nhân sự là người có các hoạt động công việc, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc triển khai các kế hoạch của công ty.
Ngoài ra, giám đốc còn chịu trách nhiệm giám sát số liệu, các chiến lược, kế hoạch liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân sự, phát triển môi trường làm việc trở nên tốt hơn,…
Mức lương ngành quản trị nhân lực của vị trí này cũng sẽ giao động từ 30 – 100 triệu đồng/ tháng.
3. Nhu cầu tuyển dụng của ngành quản trị nhân sự hiện nay?
Với sự phát triển của xã hội, đặc biệt các doanh nghiệp đều muốn hướng tới xây dựng được đội ngũ nhân viên trung thành, nhanh nhẹn, hoàn thành công việc tốt, có tính linh hoạt cao trong công việc, thì nhu cầu tuyển dụng của các công ty là rất lớn.
Đa phần, đối với các công ty theo hướng dịch vụ thì việc thay đổi nhân viên thường xuyên hoặc định kỳ là điều tất yếu. Vì vậy họ luôn tìm kiếm những nhà quản trị nhân lực có đầu óc nhạy bén, biết cách biến tấu công việc nhanh chóng. Nên cơ hội việc làm cho những bạn trẻ ở vị trí công việc này thật sự không thiếu, mà còn có phần rất rộng mở.
Đồng thời mức lương ngành quản trị nhân lực và mức đãi ngộ của ngành cũng rất cao.
4. Cơ hội thăng tiến của ngành quản trị nhân sự
Như đã đề cập ở trên, cơ hội việc làm của trị nhân lực thật sự rất rộng mở. Vì vậy, cơ hội thăng tiến của ngành nghề này cũng rất cao.
Khi còn là sinh viên, bạn có thể là một nhân viên quản trị nhân sự thực tập. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể lên vị trí chính thức. Tiếp đó, khi đã tích lũy cho bản thân một lượng kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng bước lên vị trí quản lý và sau đó là phó phòng, trưởng phòng, trợ lý giám đốc nhân sự và cuối cùng là giám đốc nhân sự.
Để theo đuổi được ngành nghề này, bạn cũng cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức về ngành, về nghề. Hiện nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang là một trong những cơ sở đào tạo ngành quản trị kinh doanh với chất lượng đào tạo tốt.
Ngoài hình thức đào tạo trực tiếp hệ chính quy, học viện cũng đang đào tạo ngành học này với hệ đào tạo đại học từ xa. Với hình thức đào tạo này, bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi phù hợp với bản thân. Vì vậy, hình thức đào tạo này sẽ rất phù hợp cho những người vừa học, vừa làm, những người không có đủ điều kiện để tham gia học tập,…
Ngoài ra, học viện cũng đã thêm học phần tiếng Nhật vô học phần tự chọn. Bạn chỉ cần hoàn thành đủ 14 tín chỉ tiếng Nhật là đã có trình độ tương đương N4 và có đủ điều kiện để tham gia xuất khẩu lao động hoặc du học sang Nhật. Chắc chắn lương ngành quản trị nhân lực của bạn sẽ cao hơn nữa.
>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh đào tạo từ xa [Chi tiết-chính xác]
5. Kết luận
Như vậy, PTIT E-Learning đã cùng các bạn tìm hiểu xong về chủ đề “Mức lương ngành quản trị nhân lực hiện nay là bao nhiêu? Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội thăng tiến của ngành quản trị nhân sự?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp những bạn sinh viên có đam mê với ngành học này có thêm động lực để theo đuổi nó. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy để lại liên hệ ngay với PTIT để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Nguồn: tuyensinhdonga.edu.vn, careerbuilder.vn, topcv.vn, daotaobinhduong.com, luathoangphi.vn